Theo báo cáo từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang, trường hợp trên là thai nhi sinh đôi, tuổi thai 14 tuần 3 ngày. Khi sản phụ siêu âm ở tuần thai thứ 12, bác sĩ xác định 1 thai có bệnh lý, không có tim thai, thai còn lại hình thái toàn bộ cơ thể bình thường.

2 thai nhi chung 1 bánh rau và có 2 buồng ối. Vài ngày trước đây, khi siêu âm lại, bác sĩ phát hiện thai nhi không có tim vẫn cử động được. Phía Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang xin ý kiến các chuyên gia Bệnh viện Phụ sản Hà Nội về hướng can thiệp với trường hợp này.

Qua phân tích hình ảnh được cung cấp, BS.CKI Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nhận định, đây là trường hợp mắc hội chứng song thai không tim.

{keywords}
BS.CKI Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trong phiên hội chẩn - Ảnh: Tuấn Anh

Bác sĩ Sim lý giải, dù một thai không có tim, thai nhi này vẫn cử động được tay chân bởi nhận tuần hoàn từ thai đang sống. Hậu quả nặng nề nhất với tình huống này là thai bình thường có thể thiếu máu nặng, suy tim và chết lưu. Ngoài ra, việc khối thai không tim ngày càng lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình phát triển của thai bình thường cũng như qúa trình người mẹ chuyển dạ.

Với ca bệnh tại Bắc Giang, hội chứng song thai không tim xảy ra ở giai đoạn quá sớm khiến tiên lượng sản phụ rất xấu, nguy cơ thai lưu lên đến khoảng 70, 80%.

Hướng can thiệp của trường hợp này là phẫu thuật nội soi, sử dụng tia laser để đông mạch máu dây rốn của thai không tim, “đóng băng” đường truyền từ thai sống. Như vậy, khối thai không tim sẽ khó phát triển, thai bình thường tránh được nguy cơ thiếu máu. Đến thời điểm sản phụ chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cả 2 khối thai.  Đế xác định dây rốn của thai không tim, bác sĩ Sim cho biết nên sử dụng phương pháp siêu âm phổ Doppler.

Tuy nhiên, trước mắt, các bác sĩ cần theo dõi kỹ về quá trình phát triển kích thước của thai không tim. Bác sĩ Sim hướng dẫn các đồng nghiệp tại Bắc Giang đánh giá bằng chu vi bụng của 2 thai.

Trong quá trình phát triển, nếu thai không tim có chu vi bụng to hơn thai bình thường, sản phụ cần can thiệp ngay lập tức. Ngược lại, nếu thai không tim tăng kích thước ít, chu vi bụng thai sống phát triển đúng tuần thai, không có dấu hiệu thiếu máu thì không cần đặt ra can thiệp.

Ngoài ca bệnh nói trên, chiều 18/9, các chuyên gia sản khoa hàng đầu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng hội chẩn, giúp đưa ra phương án điều trị, can thiệp cho nhiều ca bệnh khác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc và các bệnh viện tuyến huyện như Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây,...

{keywords}
Các chuyên gia hàng đầu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hội chẩn cho nhiều ca bệnh nặng tại các điểm cầu - Ảnh: Tuấn Anh

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng 1 của thủ đô, bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế với nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện, ngoài hệ thống sản khoa tuyến dưới của Hà Nội, đơn vị hiện có các bệnh viện “vệ tinh” thuộc 5 tỉnh phía Bắc, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn. Một số bệnh viện khác tại Hải Phòng, Thái Nguyên là những đơn vị “bạn hữu”.

Mỗi ngày, song song với công tác khám chữa bệnh, đơn vị có các tổ trực cấp cứu để sẵn sàng hội chẩn, tư vấn với tuyến dưới và các bệnh viện vệ tinh khi có ca nặng.

Ông Ánh nhấn mạnh, việc triển khai hội chẩn từ xa có vai trò rất lớn trong việc cứu sống các ca nguy kịch, bởi rất nhiều ca bệnh phụ thuộc vào chẩn đoán ngay từ tuyến cơ sở.

“Nếu tuyến dưới chẩn đoán bệnh quá muộn, rất có thể tuyến trên không còn cơ hội cứu sống bệnh nhân”, PGS Ánh cho hay.

Nguyễn Liên

Tưởng chồng ghen nhiều vì yêu, vợ tá hóa khi gặp bác sĩ

Tưởng chồng ghen nhiều vì yêu, vợ tá hóa khi gặp bác sĩ

Từng cảm động vì nghĩ rằng chồng quá yêu mình mà sinh ghen tuông vô lý, tuy nhiên người vợ ngày càng mệt mỏi, khổ sở vì bị kiểm soát quá mức. Đến một ngày, chị bất ngờ khi biết chồng mắc chứng hoang tưởng ghen tuông.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.