Trong 2 ngày qua, hàng loạt trang facebook cá nhân đưa ra các thông tin cảnh báo về virus lạ gây viêm cơ tim. Ít nhất đã có 3 trường hợp tử vong ở khu vực Chùa Bộc, Thủy Lợi, trong đó có 2 trường hợp đang công tác tại Viện Nước, Tưới tiêu và môi trường.

Theo thông tin chia sẻ, chị P.M.L, 34 tuổi, bắt đầu xin nghỉ tại cơ quan vào sáng 24/10 vì cảm tả. Ngày 25/10, tiếp tục xin nghỉ vì chưa khỏi, đầu giờ chiều cùng ngày, chị L. được đưa vào viện cấp cứu đến 17h cùng ngày, bác sĩ thông báo bệnh nhân đã tử vong.

Trường hợp còn lại tại Viện này là chị N., vào viện vì sốt cao, sau đó tử vong vào ngày 21/10 sau 2 ngày cấp cứu.

{keywords}

Thông tin các trường hợp tử vong được cho là nhiễm virus lạ được nhiều người chia sẻ

 

Tương tự, một tài khoản khác cũng chia sẻ về trường hợp bệnh nhân ở khu vực Tây Sơn, Hà Nội, “chết do nhiễm virus lạ” với cùng biểu hiện như 2 bệnh nhân trên. Người bệnh được đưa vào BV Đại học Y truyền nước và BV Bạch Mai cấp cứu nhưng không qua khỏi sau 2-3 ngày.

Đáng nói, các tài khoản này cho rằng nguyên nhân tử vong là do virus lạ hay còn gọi là virus viêm cơ tim, lây lan qua đường hô hấp, tiến triển rất nhanh, tấn công trực tiếp vào cuống tim gây tử vong nhanh và hiện chưa có thuốc điều trị. Thông tin này đã khiến rất nhiều người hoang mang, nhiều nhóm chat của các phụ huynh tại các trường học cũng đã yêu cầu các gia đình cảnh giác.

Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia khẳng định, đến nay không có loại virus nào gọi là virus viêm cơ tim.

Viêm cơ tim chỉ là một biến chứng của bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gặp từ người khoẻ mạnh đến người có hệ miễn dịch suy yếu.

{keywords}

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng

Một trường hợp được xác định viêm cơ tim khi có rối loạn nhịp tim, tăng men tim. Mỗi năm tại Viện vẫn gặp từ vài chục đến 100 trường hợp nghi viêm cơ tim vì rất nhiều trường hợp không thể nuôi cấy và định danh được chính xác loại virus, vi khuẩn bệnh nhân nhiễm.

“Viêm cơ tim có thể do bất kỳ loại virus, vi khuẩn nào, có thể như virus cúm, vi khuẩn thương hàn..., trước đây hay gặp nhất là virus troke tachy chứ không có loại virus nào tên là viêm cơ tim. Đáng lưu ý, chỉ có rất ít trường hợp nhiễm các loại virus, vi khuẩn này gây biến chứng viêm cơ tim, do đó người dân không nên quá lo lắng”, PGS Hùng nhấn mạnh.

Tùy theo độc lực của từng loại vi khuẩn, virus cũng như tuỳ cơ địa từng người, mức độ tiến triển của viêm cơ tim sẽ khác nhau.

Theo PGS Hùng, khi bị viêm cơ tim, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Trước đây khi chưa có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO), tỉ lệ tử vong do viêm cơ tim tại Viện Tim mạch quốc gia lên tới 50%. Nhưng hiện tại, nhờ có ECMO, rất nhiều bệnh nhân đã được cứu sống.

“Với những trường hợp viêm cơ tim, việc hồi sức cấp cứu rất quan trọng, nếu qua giai đoạn cấp thì sẽ phục hồi. Tuy nhiên với những trường hợp phát hiện muộn, rối loạn nhịp tim quá nặng, tiến triển ác tính thì bác sĩ cũng không thể làm gì hơn”, PGS Hùng chia sẻ.

Thúy Hạnh

Sốt 3 tuần, bé trai Phú Thọ bị vi khuẩn ăn mục van tim

Sốt 3 tuần, bé trai Phú Thọ bị vi khuẩn ăn mục van tim

- Bé trai 10 tuổi sốt cao liên tiếp nhiều ngày, đi khám nhiều ngày không phát hiện ra bệnh, cuối cùng phát hiện van tim đã bị vi khuẩn ăn mòn hết.