Khó khăn trong điều trị tiểu đường giai đoạn dịch

Theo TTND.PGS.TS.BS. Đại tá Đoàn Văn Đệ - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tim - Thận - Khớp - Nội tiết, Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y, đối với người bệnh tiểu đường, việc nghiêm chỉnh chấp hành Chỉ thị 16 giúp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị, khó tiếp cận các dịch vụ y tế.

Tại chương trình truyền hình trực tuyến "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch", với sự đồng hành của nhãn hàng Diabetna diễn ra ngày 26/8/2021, PGS.TS.BS Đoàn Văn Đệ chia sẻ, về ăn uống, người bệnh gặp khó khăn trong việc tuân thủ chế độ ăn uống theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn về nội tiết do hạn chế việc đi chợ trong giai đoạn giãn cách.

Về luyện tập, tập thể dục ở nhà cũng làm giảm tinh thần, năng lượng tập và chất lượng hiệu quả của buổi tập với những người bệnh chưa thích ứng kịp... Ngoài ra, người bệnh cũng không có điều kiện tái khám giai đoạn này. Để hạn chế lây lan của dịch bệnh, lịch tái khám của người tiểu đường cũng kéo dài hơn khiến cho việc điều chỉnh đơn thuốc hay phát hiện những biến chứng mới của bệnh sẽ chậm hơn. Bên cạnh đó, việc hạn chế ra ngoài, khó mua thuốc cũng khiến nhiều người tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều dùng, loại thuốc...

Việc này có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng đường máu và gây ra những biến chứng.

“Có rất nhiều các biến chứng, trong đó có biến chứng diễn biến cấp tính và biến chứng mãn tính. Các biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột, tương đối nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân như: hôn mê… Về biến chứng mãn tính, biến chứng này có thể phân theo cơ quan hoặc hệ thống như: giảm thị lực do tổn thương võng mạc, suy thận mãn tính, viêm đa dây thần kinh làm rối loạn cảm giác…”, PGS.TS.BS Đoàn Văn Đệ nói.

Cũng trong buổi chia sẻ, BS. Đệ cho biết: “Người tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dễ bị nhiễm virus và biến chứng nặng hơn so với người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ nhiễm các loại virus, vi khuẩn và làm chậm quá trình hồi phục khi bị bệnh.

Đáng lo hơn, khi người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nếu đồng thời nhiễm thêm loại virus này thì càng làm tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng nặng, tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong càng cao”.

PGS.TS Đoàn Văn Đệ nhấn mạnh thêm, với rào cản, khó khăn trong điều trị tiểu đường mùa dịch, nếu chỉ phụ thuộc vào thuốc điều trị là chưa đủ để kiểm soát đường huyết. Bởi mỗi nhóm thuốc điều trị người bệnh đang sử dụng thông thường chỉ tác động lên 1 cơ chế hạ đường huyết, đây là lý do mà người bệnh thường phải phối hợp 2 - 3 loại thuốc điều trị, dẫn đến phải chịu tác dụng phụ đồng thời của các nhóm thuốc khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

“Đặc biệt, ở những người tiểu đường lâu năm, khó tránh khỏi tình trạng nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Chính vì vậy, bên cạnh thuốc điều trị, người tiểu đường cần phối hợp nhiều phương pháp để chủ động ổn định đường huyết ở mức an toàn dưới 7mmol/l”, BS. Đệ cho hay.

Lời khuyên từ chuyên gia

Tại chương trình "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch", BS. Đoàn Văn Đệ đã đưa ra những khuyến cáo cụ thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa rủi ro trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

{keywords}
BS. Doàn Văn Đệ tư vấn cách giữ đường huyết ổn định khi giãn cách xã hội

Theo BS. Đệ, do người đái tháo đường dễ nhiễm Covid-19, khi nhiễm thì thường diễn biến nặng và dễ tử vong hơn, vì vậy người bệnh nên tuân thủ nghiêm Chỉ thị 16 và thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ đúng và kiểm soát chế độ ăn, chế độ luyện tập. Trong trường hợp không thể ra ngoài, người bệnh có thể tập tại nhà với những động tác đơn giản, tập hít thở.

Cuối cùng, người bệnh phải dùng đúng và đủ liều thuốc, đúng phác đồ, đúng thời gian và không tự động bỏ, điều chỉnh liều thuốc; nên kiểm tra đường máu bằng máy đo đường máu cá nhân, với cường độ 1 lần/tuần, nếu có điều kiện thì tốt nhất là 2 - 3 lần/tuần để có thể điều chỉnh đường máu.

BS. Đoàn Văn Đệ cho biết thêm, tiêm vắc xin là giải pháp cấp bách và thiết thực để phòng tránh dịch Covid-19. Vì vậy, những nhóm người có yếu tố nguy cơ mắc cao, trong đó có người bệnh đái tháo đường, được khuyên là nên tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

“Người bệnh cần phối kết hợp nhiều giải pháp để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Trong đó, kết hợp Đông - Tây y hiện đang là phương pháp được ưu tiên bởi tính hiệu quả, an toàn. Trong các dược liệu hỗ trị điều trị tiểu đường thì dây thìa canh là lựa chọn tốt khi tác dụng lên cả bốn cơ chế giảm đường huyết: ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm tân tạo đường tại gan, giảm cholesterol, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại mô cơ, có thể hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài, giúp phòng ngừa biến chứng”, BS. Đệ nói.

{keywords}
Người tiểu đường nên lựa chọn sản phẩm từ dây thìa canh đạt chuẩn quốc tế GACP - WHO

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khi lựa chọn dây thìa canh người bệnh cần lưu ý những tiêu chí sau: Lựa chọn sản phẩm từ dây thìa canh sạch đạt chuẩn quốc tế GACP - WHO; đơn vị sản xuất uy tín, dễ truy xuất nguồn gốc; sản phẩm đã có mặt nhiều năm trên thị trường, được nhiều người tin dùng; được nghiên cứu chứng minh công dụng; được các cơ quan chức năng cấp phép.

{keywords}
 

Phương Dung