Để chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các dịch bệnh trên, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cụ thể cho người dân:

Lời khuyên về y tế khi xảy ra lũ lụt: 

{keywords}
 

Lời khuyên về an toàn thực phẩm trong lũ lụt:

{keywords}
 

Những việc cần làm sau bão:

{keywords}
 

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), người dân sống trong vùng lũ không được đảm bảo về điều kiện vệ sinh cá nhân, cung cấp nước sạch, không có nơi phóng uế, thải các chất bẩn hợp vệ sinh. Ngoài ra, họ phải sống trong môi trường bẩn, có nhiều xác động vật, rác thải trôi nổi. Việc thiếu đồ ăn cũng khiến họ không đủ chất dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Những yếu tố trên khiến họ dễ mắc nhiều loại bệnh, đặc biệt là tiêu chảy, tả, cúm, cảm lạnh, đau mắt, bệnh về da liễu như nước ăn chân,...

Để giảm nguy cơ mắc các dịch bệnh, PGS Phu nhấn mạnh, chính quyền địa phương các vùng lũ nên có biện pháp khử khuẩn, khơi trùng nguồn nước, cố gắng cung cấp nước sạch cho người dân. Hệ thống khám chữa bệnh, vấn đề cung cấp thuốc cũng cần được đảm bảo, tăng cường.

Khi nước rút, cần nạo vét giếng, giúp người dân có nước sinh hoạt mới; đồng thời khử uế chất thải, xác động vật. Đặc biệt, theo ông Phu, cần rà soát, phát hiện các dịch bệnh càng sớm càng tốt để khoanh vùng dập dịch, điều trị kịp thời.

Nguyễn Liên

Bộ Y tế giao 6 bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ y tế cho vùng lũ

Bộ Y tế giao 6 bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ y tế cho vùng lũ

Ngày 19/10, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 6 bệnh viện tuyến trung ương và 3 viện hỗ trợ y tế cho các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng của mưa, lũ.