Vào ngày 2/4 (Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ) hàng năm, Autism Speaks, tổ chức bênh vực người tự kỷ ở Mỹ phát động chiến dịch toàn cầu “Thắp đèn xanh - Light It Up Blue” nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với khuyết tật tự kỷ.

Các tòa nhà nổi tiếng, trường học, cơ quan và gia đình trên khắp thế giới đều đồng loạt thắp đèn xanh vì hàng triệu người và các gia đình có liên quan đến chứng tự kỷ. Màu xanh lam là màu cơ bản trong quang phổ, được đánh giá là dễ nhận biết nhất trong các màu đối với người có chứng tự kỷ. 

Tại Việt Nam, từ năm 2015, dự án tình nguyện Vòng tay tự kỷ do một nhóm phụ huynh thành lập đã tổ chức chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về sự kiện Ngày thế giới nhận biết về tự kỷ, bao gồm sự kiện thắp đèn xanh.

Chiến dịch thu hút rất đông cá nhân, tổ chức tham gia. Nhiều công trình lớn tại Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng... cùng thắp lên ánh sáng xanh lam (pure blue) trong thời gian diễn ra sự kiện, thay vì đổi sang nhiều màu khác như thường lệ.

Ông Ngô Dương, đại diện nhóm “Vòng tay tự kỷ” chia sẻ, đây là hoạt động không mang tính thương mại, cũng không mang tính từ thiện. Chương trình có mục đích thu hút sự quan tâm, tìm hiểu để nâng cao nhận thức và tiến tới ứng xử thích hợp, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Công ước về quyền của người khuyết tật.

Mong muốn của chương trình là có thêm tiếng nói từ các tổ chức, doanh nghiệp để 'Tôn trọng - Thấu hiểu và Chấp nhận' sự hiện diện của người khuyết tật nói chung và người có chứng tự kỷ nói riêng.

Nhận thức đúng về tự kỷ và người có chứng tự kỷ sẽ đem lại những ứng xử phù hợp, không gây tổn thương thêm về tinh thần đối với người tự kỷ cũng như phụ huynh và người chăm sóc”, ông Dương nói.

Chùm ảnh một số tòa nhà, công trình đồng loạt đổi thành màu xanh nhân Ngày thế giới nhận thức chứng tự kỷ:

{keywords}
 
{keywords}
Cầu Nhật Tân - Hà Nội
{keywords}
 
{keywords}
Vòng quay mặt trời Sun Wheel - Hạ Long
{keywords}
 
{keywords}
Tòa nhà Novotel - Đà Nẵng

Tự kỷ được xác định là khuyết tật suốt đời. Cho đến nay, các nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, quan điểm phổ biến nhất là do yếu tố gene, dưới tác động của môi trường độc hại gây ra.

Thực tiễn cho thấy, nếu không được can thiệp sớm và đúng cách, trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ mãi mãi không thể hòa nhập được với cộng đồng. Ở tuổi trưởng thành, họ vẫn chỉ như những đứa trẻ 2 hoặc 3 tuổi, không thể học các kỹ năng sống cơ bản, không thể tự phục vụ bản thân.

Ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm thứ 62 thông qua nghị quyết A/RES/62/139. Theo đó, ngày 2/4 hàng năm, bắt đầu từ năm 2008, được gọi là Ngày thế giới nhận biết về tự kỷ (WAAD).

Nghị quyết này cũng kêu gọi các quốc gia thành viên, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực tư cũng như công thực hiện việc nâng cao nhận thức về tự kỷ trong xã hội.

Nguyễn Liên

Ban nhạc đặc biệt của 6 chàng trai tự kỷ

Ban nhạc đặc biệt của 6 chàng trai tự kỷ

6 cậu bé là 6 gam màu khác nhau về đặc điểm, tính cách. Họ gắn kết lại trở thành một nhóm nhạc, truyền đi cảm hứng tốt đẹp về người tự kỷ.