- Ung thư bạch cầu là loại ung thư ác tính đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh ung thư này khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, rất nhiều người đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị căn bệnh này thường băn khoăn liệu bệnh ung thư máu có di truyền không?

Bạn có thể mắc ung thư máu nếu có triệu chứng này
7 dấu hiệu bệnh ung thư máu, chị em không được bỏ qua
Tại sao bệnh nhân đã khỏi ung thư vẫn tái phát bệnh?

{keywords}

Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng. Bệnh xảy ra khi các cơ quan tạo máu trong cơ thể sản sinh ra số lượng lớn các loại bạch cầu bất thường. Sự tăng sinh quá mức tế bào bạch cầu này sẽ ức chế sinh sản các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bình thường khác trong máu, gây ra tình trạng thiếu máu, chảy máu, viêm loét, máu khó đông và nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như gan, phổi, lách, hạch bạch huyết bị sưng to.

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ khác nhau gây bệnh ung thư bạch cầu. Trong đó, yếu tố môi trường được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư bạch cầu nói riêng.

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi bệnh ung thư bạch cầu có di truyền không? Để trả lời được chính xác câu hỏi này, cần được nghiên cứu và kết luận một cách khoa học với đầy đủ thông tin bằng chứng.

Trong các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với căn bệnh ung thư, hiện chưa có bất cứ một kết luận cụ thể nào chứng tỏ hai vấn đề này có mối liên quan với nhau. Theo đó, hầu hết các trường hợp mắc ung thư máu là không do di truyền. Tuy nhiên, một số yếu tố có tính đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu. Ví dụ như những người mắc hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch… có nguy cơ cao mắc ung thư bạch cầu trong điều kiện di truyền.

Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh nhưng những người tiền sử gia đình có người thân bị mắc ung thư bạch cầu không cần quá lo lắng. Bởi vì thực tế cho thấy nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ lại không phát triển bệnh mà bệnh lại xuất hiện trên những người không có nguy cơ nào cả. Do đó, lựa chọn một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lí, hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên và tầm soát ung thư định kỳ là những phương pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh.

Để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư máu có di truyền không là một hành trình rất khó khăn và cần có những nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, những gia đình có người mắc bệnh ung thư máu nên đi khám và tầm soát ung thư máu định kỳ để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị sớm nhất trong trường hợp được phát hiện có mắc bệnh.

Chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh và phòng tránh bệnh ung thư bạch cầu bằng cách hạn chế với các tác nhân gây bệnh.

Thu Hiền (tổng hợp)

Loại nước giúp đánh tan tế bào ung thư bạch cầu

Loại nước giúp đánh tan tế bào ung thư bạch cầu

Ngoài áp dụng các biện pháp trị liệu theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên kết hợp uống các bài thuốc tự nhiên hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư bạch cầu.

Ung thư bạch cầu ở trẻ em

Ung thư bạch cầu ở trẻ em

Ung thư bạch cầu ở trẻ  em đang là căn bệnh báo động  và khả năng sống sót cũng khá thấp. Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, với bất kể ai.

Dấu hiệu của bệnh ung thư bạch cầu

Dấu hiệu của bệnh ung thư bạch cầu

Ung thư bạch cầu là bệnh ung thư từ tủy xương, xảy ra khi quá trình sản xuất với trật tự bình thường này bị gián đoạn sản sinh các tế bào tủy chưa trưởng thành.