- Rất nhiều bệnh nhân và gia đình khi đối diện với căn bệnh ung thư tuyến tụy đều có câu hỏi bệnh này có bị lây nhiễm không.

Bệnh ung thư tuyến tụy có lây không?

Ung thư tuyến tụy phát triển từ những tế bào ác tính ở bất kỳ vị trí nào trong tuyến tụy. Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy cũng như tất cả những bệnh ung thư khác hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm nên nó không thể lây truyền từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào: từ dùng chung thức ăn, tiếp xúc gần hay thậm chí là quan hệ tình dục,…

Tuy không lây bệnh nhưng bệnh ung thư tuyến tụy và nhiều bệnh ung thư khác đều có xu hướng di truyền, nhưng tỉ lệ mắc bệnh do yếu tố này cũng rất nhỏ. Chỉ có khoảng 5 - 10% bệnh nhân ung thư tuyến tụy là do nguyên nhân di truyền. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu điều này nên có tâm lý xa lánh người bệnh khiến bệnh nhân mắc cảm và chán nản hơn. Nếu có người thân trong gia đình bị bệnh ung thư tuyến tụy thì bạn không nên xa lánh mà phải chăm sóc, quan tâm và động viên họ để giúp bệnh nhân có thêm sức mạnh chống chọi với bệnh tật và tăng thời gian sống.

{keywords}

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Yếu tố nguy cơ là những yếu tố qua cơ chế trực tiếp hay gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có những yếu tố nguy cơ cơ không thể thay đổi như giới tính, tuổi tác, gene di truyền và có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như cân nặng, thói quen sống,… Có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nếu bạn biết điều chỉnh theo hướng tích cực. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy là:

- Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc lá hay không tiếp xúc gần với khói thuốc. Có khoảng 20 - 30% bệnh nhân ung thư tuyến tụy ngoại tiết có liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc lá.

- Thừa cân, béo phì: Làm tăng 20% nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy so với người có cân nặng lý tưởng.

- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây bệnh: Những loại hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, hóa chất trong công nghiệp luyện kim,… nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây bệnh ung thư tuyến tụy.

- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng dần theo lứa tuổi, trong đó có trên 70% bệnh nhân ung thư tuyến tụy mắc bệnh khi đã ngoài 65 tuổi và độ tuổi mắc bệnh trung bình là 71.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn nữ giới là 30% do thực tế là nam giới thường hút thuốc lá và uống rượu nhiều hơn phụ nữ.

- Bị bệnh viêm tụy mãn tính hoặc viêm tụy di truyền: Có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp hàng chục lần so với người không có bệnh ở tuyến tụy.

- Bị bệnh xơ gan, tiểu đường: Do thừa cân hoặc uống quá nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

- Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và là nguy cơ chính gây bệnh ung thư dạ dày. Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy loại vi khuẩn này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy không có khả năng lây nhiễm nhưng nhưng những yếu tố nguy cơ mắc bệnh thì luôn hiện hữu bên bạn và người thân. Vì tế hãy sống cuộc sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhé.

Thanh Thương (tổng hợp)

Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do hút thuốc lá

Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do hút thuốc lá

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam chia sẻ tại buổi hội thảo “Truyền thông Đại chúng với công tác phòng, chống tác tại của thuốc lá” diễn ra ngày 19/10/2017.

Trẻ thành thị béo phì, cha mẹ vẫn nhồi ăn

Trẻ thành thị béo phì, cha mẹ vẫn nhồi ăn

Tỉ lệ béo phì trẻ em tại nội thành TP.HCM đã vượt 50%, Hà Nội vượt 41%, có trên 50% bậc cha mẹ không nghĩ con mình thừa cân.

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, ước tính đến năm 2025 sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.