1. Chảy máu không rõ nguyên nhân: Nếu bạn bị chảy máu mà không biết chính xác vì sao (có thể là máu trong nước tiểu, máu trong ruột, chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh, hoặc ho ra máu) hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình hình sức khỏe của bản thân. Phụ nữ dù đã trải qua thời kỳ mãn kinh hay chưa, cũng không nên bỏ qua việc chảy máu không rõ nguyên nhân này vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

{keywords}

2. Viêm phổi tái phát: Khi xuất hiện các vấn đề mãn tính bạn nên chú trọng hơn đến tình hình sức khỏe của mình. Mendel Goldfinger, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Bệnh viện Phương pháp Brooklyn New York, Hoa Kỳ cho biết: những người sau khi được điều trị có thể cải thiện nhanh nhưng dễ bị tái diễn mà không lý giải được nguyên nhân thì cần đặt ra dấu hỏi lớn cho thể trạng của mình.

{keywords}

Ví dụ, một người 40 tuổi không bao giờ bị viêm phổi nhưng đột nhiên bị viêm phổi 2 lần/năm cần phải kiểm tra tại sao điều này lại xảy ra ngay cả khi viêm phổi đã được cải thiện sau điều trị bằng kháng sinh.

3. Dễ bị bầm tím, nổi cục u: Nếu các cục u hoặc vết bầm tím xuất hiện nhiều ở háng, nách, cổ, ngực hoặc bụng mà bạn không hề va chạm vào đâu thì là dấu hiệu sức khỏe cần lưu ý.

4. Sốt: Nếu bạn không bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh do vi rút gây ra mà xuất hiện các cơn sốt thì là 1 dấu hiệu đáng lo ngại, nhất là khi nó thường xuyên xuất hiện. Ioana Bonta, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ cho biết , nếu bạn bị sốt trong 24 giờ hoặc 48 giờ trong 1 hoặc 2 tuần không biến mất ngay cả khi bạn uống thuốc hạ sốt thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

{keywords}

5. Giảm cân không giải thích được không bao giờ tốt. Ung thư tiết ra hoóc môn gây sụt giảm trọng lượng 1 cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Nếu bạn không áp dụng chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục cường độ mạnh mà gặp phải vấn đề này thì cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để loại trừ nguy cơ mắc ung thư.

{keywords}

6. Đổ mồ hôi đêm: Giống như sốt, đổ mồ hôi đêm là dấu hiệu cơ thể bạn có thể đang chiến đấu quá mức với ung thư, virus hoặc các tế bào xâm lấn khác. Điều này đặc biệt phổ biến với những người mắc bệnh ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu. Nếu bạn có thể xác định nguyên nhân gây ra và điều trị khỏi thì đó không phải là ung thư.

{keywords}

7. Chứng ợ nóng dai dẳng: Ung thư dạ dày không phải là ung thư phổ biến nhất nhưng tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng. Những người bị trào ngược dạ dày hoặc thực quản có thể không nhận ra nhưng đây là dấu hiệu niêm mạc thực quản đang thay đổi. Khi bị trào ngược kéo dài, các tế bào khỏe mạnh bình thường nằm dọc thực quản được thay thế bằng các tế bào bất thường có thể trở thành ung thư. Tình trạng này có thể là tiền thân của bệnh ung thư, đặc biệt nếu nó đi kèm với dấu hiệu bị đau khi nuốt.

{keywords}

8. Vết loét miệng hoặc lưỡi lâu lành: Các vết loét miệng thường rất khó chịu nhưng hiếm khi là vấn đề nghiêm trọng. Chúng thường chỉ là 1 tổn thương nhỏ trên da do chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do một số vi khuẩn nhất định gây nên. Tuy nhiên, nếu các vết loét gây đau đớn suốt cả tháng trời thì đó là hiện tượng sức khỏe đáng lo ngại. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư da hoặc hiếm khi là ung thư đầu hoặc cổ.

{keywords}

9. Xuất hiện nhiều đốm trên da: Nốt ruồi và tàn nhang hiếm khi phát triển, thay đổi màu sắc hoặc thay đổi kích thước. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chúng có 1 trong những dấu hiệu trên thì cần e ngại nguy cơ ung thư.

{keywords}

10. Đầy hơi: Thỉnh thoảng bạn có thể cảm thấy đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm giàu chất xơ là điều hoàn toàn bình thường. Nếu đầy hơi kéo dài mặc dù bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và thử các biện pháp khắc phục tại nhà thì nên nói điều này với bác sĩ.

Triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư buồng trứng là tăng áp lực ổ bụng. Ung thư buồng trứng được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi vì một khi chúng ta tìm thấy nó thì đã quá muộn. Vì vậy cần để ý những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể.

{keywords}

11. Đại tiện không đều: Nếu việc đại tiện của bạn không có quy tắc gì thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tiềm ẩn. Đặc biệt khi bạn thường xuyên gặp phải trường hợp táo bón và tiêu chảy xen kẽ kéo dài.

{keywords}

12. Ho là cách cơ thể bạn làm sạch những thứ gây kích thích phổi. Ho bị dị ứng hoặc cúm không phải là hiếm gặp và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho dai dẳng mà không có triệu chứng nào khác thì cần được kiểm tra. Nếu bạn là người hút thuốc và bạn bị ho, sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh ung thư phổi. Số năm hút thuốc càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi càng cao.

{keywords}

13. Tổn thương ở bộ phận sinh dục: Mặc dù đây thường là dấu hiệu của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng các tổn thương ở âm đạo hoặc dương vật cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư. Virus papilloma ở người có thể biểu hiện dưới dạng mụn cóc, virus cũng có thể gây ung thư cổ tử cung.

{keywords}

14. Đi tiểu thường xuyên: Vahan Kassabian, bác sĩ chuyên khoa ung thư tiết niệu tại Georgia Urology cho biết , ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ 2 ở nam giới. Hầu hết đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ở giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng đáng chú ý.

{keywords}

Tuy nhiên, Tiến sĩ Kassabian nói, một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp các triệu chứng tiết niệu, chẳng hạn như đi tiểu thường xuyên hơn. Đối với những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, các dấu hiệu cảnh báo phổ biến bao gồm mệt mỏi, đau nhức, khó ngủ hoặc khó thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi lên cầu thang hoặc vứt rác.

(Theo Dân Việt)

Chuyên gia chỉ điểm 5 kiểu người dễ ung thư gan, bạn có trong số đó?

Chuyên gia chỉ điểm 5 kiểu người dễ ung thư gan, bạn có trong số đó?

Không có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng, ung thư gan được xem là một trong những căn bệnh ung thư đáng sợ nhất bởi khi phát hiện ra thường đã quá muộn.