- Đến nay, bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ là kiểm soát các triệu chứng và hạn chế sự phát triển của bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nam dễ vô sinh, nữ dễ sẩy thai khi mắc bệnh quai bị
25 học sinh mắc quai bị, trường tiểu học thành ổ dịch
Bùng phát bệnh quai bị ở các trường bán trú ở Lào Cai

Do đó, người nhà và người mắc bệnh quai bị cần chú ý vấn đề ăn uống để có thể làm giảm cơn đau và sự phát triển của bệnh. Vậy bệnh quai bị nên ăn gì?

 

Thức ăn dạng lỏng

Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh thường lên cơn sốt cao, chán ăn, cơ thể rất khó hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, nhất là các món ăn cứng. Do đó, người nhà chỉ nên chuẩn bị những món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa ở dạng lỏng như: cháo gạo tẻ, bột ngó sen, canh trứng, để người bệnh có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

benh quai bI

Khi người bệnh vừa đỡ hơn thì không nên chuyển sang các món ăn cứng ngay mà chỉ nên chuyển dần sang ăn những loại thức ăn mềm để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

 

Các món chế biến từ đậu

Dùng đậu xanh và đậu nành (đậu tương) với số cân bằng nhau, đem đi hầm nhừ với một chút đường đỏ cho người bệnh quai bị ăn. Hoặc có thể dùng đậu xanh đãi vỏ ninh nhừ ăn kèm với rau cải liên tục trong 3 – 5 ngày, bệnh sẽ thấy có tiến triển.

{keywords}

 

Rau xanh và trái cây

Rau xanh đem lại một nguồn lớn vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin A là loại vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Do đó, người bệnh quai bị cần bổ sung thêm nhiều các loại rau xanh trong mỗi bữa ăn của mình.

Đặc biệt là mướp đắng, có thể dùng để chế biến thành nhiều món ngon, không những giúp bảo đảm cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

 

Uống nhiều nước

Bệnh quai bị thường khiến cơ thể người bệnh lên cơn sốt và mất nước. Vì vậy, người bệnh cần phải luôn đảm bảo bù đắp lại đủ lượng nước và chất điện giải mất đi để cân bằng cơ thể.

{keywords}

Khi uống nước, người bệnh cần chú ý dùng nước lọc thông thường hoặc nước ấm (có thể làm giảm cơn đau), không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng nước muối pha loãng xúc miệng thường xuyên để hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng.

Bên cạnh đó, người bệnh quai bị cần kiêng cử các món ăn chua, cay kích thích tuyến nước bọt, khiến quai bị sưng to hơn và thậm chí có thể gây ra biến chứng. Người bệnh nên tránh ăn đồ nếp và các thức ăn gây khó tiêu.

Bệnh quai bị là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: viêm não, vô sinh.

Do đó, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các chất… Người bệnh cần tới khám bác sĩ thường xuyên để được thăm khám và tư vấn thêm về những vấn đề cần kiêng kị, giúp việc điều trị bệnh quai bị nhanh chóng đạt hiệu quả và tránh để lại hệ quả không mong muốn.

Thái Thị Hậu