- Các bệnh nhân bị bệnh bướu cổ có thể kết hợp 7 thực phẩm dưới đây với những đơn thuốc do bác sĩ kê để việc điều trị bệnh nhẹ nhàng hơn.

1. Cải xoong

Giàu i-ốt và chứa lưu huỳnh, germani, vitamin B17 và các chất chống ô xy hóa. Sử dụng cải xoong trong ăn uống hằng ngày giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Đối với bệnh nhân bướu cổ, có thể ép cải xoong lấy nước (khoảng 2 muỗng cà phê) rồi thoa lên cổ, để khoảng 15 phút trước khi lau lại bằng nước sạch hoặc lấy nước ép cải xoong pha với 1/2 ly nước uống 3 lần mỗi ngày trong vòng 5 - 6 tuần.

rau cai xoong

2. Tỏi

Làm giảm triệu chứng sưng tấy và thúc đẩy quá trình sản sinh ra glutathione - loại phân tử giúp duy trì tuyến giáp khỏe mạnh. Tỏi cũng chứa các chất chống ô xy hóa và các hoạt chất hỗ trợ chức năng tế bào. Sử dụng tỏi khi nấu ăn hoặc nhai 3 - 4 tép tỏi sống mỗi buổi sáng để ngăn ngừa bệnh bướu cổ.

3. Thực phẩm giàu i-ốt

Bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày là cần thiết nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo đúng hàm lượng. Các thực phẩm chứa nhiều i-ốt gồm hải sản (tôm, cá ngừ), cải kale, bắp cải, sữa, cá tuyết, khoai tây nướng nguyên vỏ, nam việt quất, tảo bẹ, yogurt, thịt gà tây, trứng gà. Hàm lượng cần thiết là 150 micro-gram/ngày đối với người trưởng thành, 90 micro-gram đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi, 50 micro-gram đối với trẻ dưới 6 tuổi và 200 micro-gram đối với phụ nữ mang bầu.

4. Thực phẩm giàu selenium

Selenium là nguyên tố không kim loại cùng nhóm với lưu huỳnh. Giống như i-ốt, selenium đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tuyến giáp hoạt động tốt. Trong quá trình trao đổi chất, selenium chuyển đổi thành các loại selenoprotein khác nhau, giúp sản sinh ra hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi chứng cường giáp. Các thực phẩm giàu selenium gồm những loại động vật có vỏ như trai, sò, vẹm, cua; gan, nấm, hạt hướng dương, thịt gia cầm, gạo lứt, yến mạch, cá (nhất là cá hồi), hành tây, thịt, trứng.

5. Trà xanh

tra xanh

Trà xanh chứa các thành phần bổ trợ chức năng của tuyến giáp cũng như các chất chống ô xy hóa và fluoride bảo vệ tuyến giáp trước các độc tố.

6. Trà tía tô đất (lemon balm)

Loại thảo mộc này hỗ trợ hệ miễn dịch và điều tiết lượng hormone. Cây này cũng giàu selenium. Không sử dụng tía tô đất nếu bị tăng nhãn áp. Lấy 2 muỗng lá tía tô đất tươi hoặc khô rồi cho vào ly nước nóng, hãm chừng 10 phút, thêm mật ong để uống (3 lần/ngày) để hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ.

7. Dầu dừa

A xít lauric, chiếm khoảng 50% giá trị dinh dưỡng của dầu dừa, chứa các thành phần chống vi rút, chống vi khuẩn giúp chữa trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ. Nó cũng chứa các a xít béo mà cơ thể chuyển đổi thành năng lượng, giúp giảm triệu chứng viêm và chữa lành các mô bị tổn thương.

dau dua

Thành Luân (tổng hợp)

Thói quen giúp phòng tránh bướu cổ

Thói quen giúp phòng tránh bướu cổ

Việc thay đổi thói quen nấu ăn hàng ngày bằng cách nêm nếm với muối, hạt nêm có bổ sung i-ốt là một cách giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ.

Người đàn ông câm điếc mang bướu cổ hơn 20 năm được phẫu thuật miễn phí

Người đàn ông câm điếc mang bướu cổ hơn 20 năm được phẫu thuật miễn phí

Sau khi báo VietNamNet đăng tải hoàn cảnh của anh Phạm Văn Thanh bị câm điếc và bướu cổ, gia cảnh khó khăn không đủ tiền phẫu thuật, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự quan tâm.

Người đàn ông câm điếc bất lực vì không tiền phẫu thuật bướu cổ

Người đàn ông câm điếc bất lực vì không tiền phẫu thuật bướu cổ

Câm điếc bẩm sinh từ nhỏ, người vợ thương yêu đột ngột qua đời cùng đứa con đang nằm trong bụng. Nỗi bất hạnh với người đàn ông này vẫn chưa hết khi anh ngày ngày đang chịu đựng nỗi đau thể xác