- Viêm gan B có nhiều biến chứng, nặng nhất dẫn đến ung thư gan và có khả năng tử vong rất cao. Vì vậy, ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn, việc ăn uống cũng góp phần chữa trị bệnh viêm gan B.

Người viêm gan B nên ăn gì và tránh ăn gì?
Những loại trái cây cực tốt cho người bị viêm gan B
Giảm tải cho gan, không lo viêm gan B
Người trăng hoa dễ nhiễm viêm gan B

Dưới đây là một số gợi ý về món ăn bạn nên dùng cho thực đơn hàng ngày của mình để cải thiện bệnh viêm gan B.

Cháo rau má

Nguyên liệu: 100 gam rau má tươi, 50 gam đậu xanh, 50 gam gạo tẻ.

Cách làm: Đem rau má đi rửa sạch và cắt nhỏ. Gạo tẻ cùng đậu xanh đem vo sạch rồi cho vào rồi với một lượng nước vừa đủ. Sau đó cho rau má vào nồi để nấu sôi trong vài phút.

Cách dùng: Thường dùng để ăn lúc đói bụng cùng với muối hoặc đường.

Công dụng: Giúp thanh nhiệt và giải độc. Dùng với những người bị bệnh viêm gan B cấp tính.

 

Canh táo đỏ nấu với đậu phộng

Nguyên liệu: 30 gam táo đỏ, 30 gam đậu phộng, 30 gam đường phèn.

Cách làm: Cho đậu phộng vào nồi đất, thêm nước và ninh trong vòng 20 phút. Táo đỏ đem bỏ hột rồi cho vào nồi đất đó để ninh chung với đậu phộng thêm 20 phút nữa. Sau đó cho đường phèn vào, ninh tiếp năm phút là có thể sử dụng được.

Cách dùng: Ăn mỗi tối trước khi đi ngủ. Ăn liên tục trong vòng 30 ngày để thấy được hiệu quả.

Công dụng: Giúp thông ích tỳ vị, khử độc và giải thấp, thường được sử dụng cho bệnh nhân bị cấp tính, mãn tính và xơ gan.

 

Canh trứng gà nấu với táo đỏ và câu kỷ

Nguyên liệu: 30 gam câu kỷ tử, 20 gam táo đỏ, 2 quả trứng gà, 300ml nước.

Cách làm: Luộc trứng chín và bỏ vỏ. Cho vào nồi cùng với nước, đường đỏ và câu kỷ tử, nấu đến khi đường tan hết.

{keywords}

Sử dụng: Sau khi nấu thì chia chúng làm hai phần. Cứ cách hai ngày lại lấy ra ăn một lần. Thực đơn này có thể dùng nhiều lần.

 

Cháo Gạo lứt nấu với Hải Sâm

Nguyên liệu: 80 gam gạo lứt, 40 gam hải sâm, 40 gam cải cúc (có thể dùng Cải bẹ xanh để thay thế), 8 trái táo đỏ.

Cách làm: Gạo lứt đem đi vo sạch. Hải sâm đem ngâm mềm. Cải cúc (hoặc Cải bẹ xanh) đem đi rửa sạch, cắt nhỏ và để ráo nước. Táo đỏ đem rửa sạch và bỏ hột. Đem gạo lứt nấu thành cháo nhừ, sau đó cho các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào nồi, tiếp thêm nước và để lửa nhỏ trong vài phút.

Cách dùng: Lấy ra ăn mỗi khi đói bụng.

Tác dụng: Món ăn chứa đầy dinh dưỡng cho người viêm gan B này thích hợp với người bệnh mãn tính. Khi cơ thể bị suy nhược và ăn ngủ kém có thể lấy ra dùng rất tốt.

 

Canh Thịt Heo Nạc nấu với Nấm Rơm

Nguyên liệu: 200 gam nấm rơm tươi, 200 gam thịt heo nạc.

Cách làm: Đem thịt heo nạc rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Nấm rơm tươi cũng vậy, rửa sạch và cắt miếng. Bỏ thịt heo nạc cùng với nấm rơm chung vào một nồi đất, cho thêm nước vào ninh cho đến khi thịt nạc đã chín mềm. Cho thêm gia vị vừa miệng là có thể ăn được.

Cách dùng: Dùng trong bữa ăn với gia đình.

Tác dụng: Với món ăn này, người bệnh sẽ được tư âm nhuận táo và kiện vị bổ tỳ, rất tốt cho người bị viêm gan B mãn tính.

 

Cháo cà chua, rau cần, cà rốt

Cà chua rửa sạch, thái hạt lựu, rau cần rửa sạch thái nhuyễn, cà rốt rửa sạch thái nhuyễn (mỗi thứ lượng bằng nhau). Cho tất cả vào nồi nấu chín, nêm nếm gia vị.

{keywords} 

Cháo nhân trần

Nhân trần cao 50g, gạo tẻ 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng 600ml nước để sắc nhân trần trong 30 phút. Bỏ bã lấy nước đổ vào nồi, cho gạo tẻ vào, dùng lửa nhỏ hầm thành cháo, thêm đường trắng, trộn đều để ăn.

Món cháo này giúp thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thoái hoàng, thích hợp cho người bị viêm gan vàng da lây nhiễm cấp tính, tiểu tiện khó, bí tiểu.

Mỗi loại bệnh đều có những thực đơn riêng để hỗ trợ điều trị bệnh, viêm gan B cũng vậy. Trên đây là những món ăn bạn có thể dễ dàng áp dụng vào thực đơn hàng ngày của bạn để chăm sóc bệnh nhân viêm gan B.

Thái Thị Hậu