- Bệnh viêm đường tiết niệu dẫn tới tiểu buốt, tiểu rắt, ngoài âm đạo cảm thấy nóng rát, đau lưng. Đối với phụ nữ, nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh do vòi dẫn trứng bị tắc.


Viêm đường tiết niệu là trong những bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là ở nữ giới do cấu trúc cơ quan sinh dục khá phức tạp.

Tỉ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Theo số liệu thống kê tỉ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới, 50% số phụ nữ trưởng thành phải đi khám và điều trị căn bệnh viêm đường tiết niệu trong đời. Có khoảng gần 11% con gái dưới 18 tuổi bị viêm đường tiết niệu tính chỉ trong 1 năm và gần 20% với độ tuổi từ 18 đến 24, tỉ lệ này ngày càng cao với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tiền mãn kinh, mãn kinh.

viem duong tiet nieu


Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Điểm khác biệt lớn nhất ở nữ giới so với nam giới chính là cấu tạo đường niệu đạo. Đường niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và gần hậu môn nên rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu đạo. Cấu tạo đường niệu đạo cộng với thói quen vệ sinh không đúng cách (vệ sinh từ sau ra trước), thói quen sử dụng băng vệ sinh quá hạn... chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Hơn nữa, các thói quen như nhịn tiểu và uống ít nước cũng là nguyên nhân gây gia tăng viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Ngoài ra, ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, việc thiếu hụt Estrogen dẫn tới tình trạng bốc hỏa, nóng trong người chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu mà không phải do nhiễm khuẩn.

Phải làm gì khi bị viêm đường tiết niệu?

Do đặc điểm cấu tạo của phụ nữ khác nam giới như vậy nên vấn đề vệ sinh đúng cách luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Khi bị mắc viêm đường tiết niệu, cần chữa trị ngay trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng vì bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ lan rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cách thông thường là dùng các loại kháng sinh để diệt khuẩn, với hiệu quả 75-80%. Tuy nhiên kháng sinh cho đường niệu thường khá nặng, gây mệt mỏi và dễ tái phát do thói quen uống không đủ liều.

Để an toàn hơn cho phụ nữ, có thể áp dụng cách chữa trị bằng thảo dược và cơ chế vật lý. Các loại thảo dược giúp tiêu diệt vi khuẩn, thông tiểu, làm giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra, uống thật nhiều nước sẽ giúp lợi niệu, tiểu mạnh nhiều lần sẽ giúp rửa trôi vi khuẩn và mảng viêm ở bàng quang, “xả sạch” vi khuẩn ra khỏi đường niệu dễ dàng, an toàn. Kháng sinh chỉ nên dùng trong những trường hợp nặng và có sự tư vấn của nhân viên y tế.

Thành Luân (tổng hợp)

Lời khuyên bác sĩ cho phụ huynh có trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu

Lời khuyên bác sĩ cho phụ huynh có trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu

Trẻ em khi bị viêm đường tiết niệu thường sẽ bị viêm bàng quang, viêm thận nếu không phát hiện bệnh kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.

Những điều nên biết về khám sản phụ khoa nữ

Những điều nên biết về khám sản phụ khoa nữ

Rất nhiều chị em, đặc biệt là những người trẻ với tâm lý lo ngại đều băn khoăn, lo lắng không biết khám sản phụ khoa là khám những gì và lý do nên đi khám?

Viêm âm đạo có thể dẫn tới ung thư âm hộ hay không

Viêm âm đạo có thể dẫn tới ung thư âm hộ hay không

Số ca mắc và tử vong vì ung thư âm hộ đang ngày một tăng. Một trong những nguyên nhân là do chị em chủ quan không đi khám phụ khoa vì nghĩ rằng chỉ là viêm âm đạo thông thường.