- Hiện nay có rất nhiều bà mẹ thấy trẻ nhỏ nhẹ cân hơn bình thường là cho rằng bé bị còi xương, suy đinh dưỡng. Tuy nhiên đây lại là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ nhận biết được sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng như thế nào.

Bé gái suýt chết vì bứt tóc ăn thay cơm
Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm nguy hiểm của mẹ Việt
Uống sữa hết nửa tỉ, con vẫn còi dí

Về khái niệm

- Suy dinh dưỡng: là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ nhỏ.. Các bé bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn bạn đồng trang lứa, có thể kèm theo bệnh còi xương hoặc không.

- Còi xương:  là tình trạng cha mẹ không cung cấp đủ canxi và phốtpho cho nhu cầu phát triển của bé dẫn đến có những tổn thương ở xương. Bệnh có thể gặp ở cả những bé rất bụ bẫm, do nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn các bé bình thường và được gọi là còi xương thể bụ bẫm.

 {keywords}

Dấu hiệu nhận biết

- Suy dinh dưỡng: Biểu hiện của các bé là  mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bị bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc rang. Cơ thể bị phù thũng toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu da xanh...

- Còi xương: Bé thường quấy khóc, ngủ không ngon, hay bị giật mình, ra nhiều mồ hôi...Đặc biệt có xuất hiện vùng tóc rụng sau gáy tạo hình vành khăn. Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu kín thóp. Néu bị còi xương nặng còn có các biểu hiện như dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O, hay bị táo bón, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

 

Nguyên nhân

- Bệnh suy dinh dưỡng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bố mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng nên cho bé cai sữa sớm, ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn; thức ăn không đảm bảo chất lượng; bé bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, ỉa chảy, lao, sởi…); bé thiếu ăn điều kiện gia đình khó khăn; bé sinh non hoặc các bệnh lý khác…

- Các bé mắc bệnh còi xương là do cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho.

 

Cách điều trị

- Suy dinh dưỡng: Nếu bệnh bị nhẹ có thể cho các bé điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh tăng khẩu phần ăn, tìm cách khắc phục nguyên nhân gây nên bệnh suy dinh dưỡng. Và bố mẹ cần theo dõi cân nặng hàng tuần hàng tháng, lên lịch tiêm chủng đầy đủ. Còn nếu đã bị nặng rồi cần được đưa đến bệnh viẹn điều trị.

- Còi xương: Để điều trị căn bệnh này cần tắm nắng hàng ngày khỏng 15-30 phút trước 9h sáng, để lộ từng phần cơ thể cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp. Quá trình tắm nắng sẽ giúp cơ thể bé tổng hợp vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phốtpho. Và có thể điều trị dự phòng bằng cách cho uống thêm vitamin D theo khuyến cáo của bác sĩ.

Hy vong bài viết sẽ giúp các ông bố, bà mẹ nhận biết rõ hơn về sự khác nhau giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý cùng cách điều trị kịp thời giúp bé phát triền một cách tốt nhất.

Thanh Thương (tổng hợp)

‘Siêu thực phẩm’ bổ sung dinh dưỡng cho người gầy

‘Siêu thực phẩm’ bổ sung dinh dưỡng cho người gầy

Dù ăn rất nhiều thứ bổ nhưng người gầy vẫn không tăng được cân. Chính vì vậy, việc lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình tăng cân là vấn đề quan trọng mà người gầy luôn trăn trở.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn mỡ máu

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn mỡ máu

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loại mỡ máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành với các nguyên tắc sau.

Bổ sung dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật, ốm lâu ngày

Bổ sung dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật, ốm lâu ngày

Với những bệnh nhân sau phẫu thuật, ốm lâu ngày, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng. giúp phục hồi sức khỏe, nhanh liền vết mổ. Vậy bổ sung dinh dưỡng như thế nào là đúng nhất, đầy đủ nhất để cơ thể mau phục hồi?