- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai và tránh được tình trạng thoái hóa khớp, bệnh xương khớp.

Cách điều trị bệnh cơ xương khớp
Bệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?
3 bệnh lý cơ xương khớp người trẻ dễ mắc phải

Người bệnh xương khớp nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3

thuc pham cho nguoi bi benh xuong khop

Axit béo Omega-3 có tác dụng ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, làm giảm các chứng đau mỏi… Omega-3 có nhiều trong các loại cá đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá trống, cá hồi, tôm, cua… Tuy nhiên, nếu bạn dùng dầu cá để bổ sung Omega-3 thì cần tham khảo lời khuyên bác sĩ, vì việc dùng dầu cá quá liều sẽ gây bất lợi đến quá trình đông máu của cơ thể.

 

Các loại thịt cá và nước hầm xương ống

Các món hầm từ sụn bò, xương ống chứa nhiều glucosamin và chondroitin - hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn. Đồng thời, trong các loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn canxi - thành phần cấu tạo xương giúp cải thiện tình trạng viêm khớp.

 

Rau xanh và trái cây

{keywords}

Rau xanh và trái cây có tác dụng tốt với bệnh cơ xương khớp nhờ chứa lượng lớn vitamin và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe những người bị đau khớp. Bạn có thể tìm được trong nhiều loại trái cây như dứa, chanh, bưởi, đu đủ,… các men kháng viêm và vitamin C giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Các loại rau xanh như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải… là những nguồn thực phẩm có tác dụng tốt để giảm thiểu tình trạng viêm khớp.

 

Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa

Sữa luôn luôn là thực phẩm được mọi người khuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương – do vậy việc uống sữa đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng.

 

Ngũ cốc

ngu coc

Các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, gạo lứt, lúa mì, bắp rang,… và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa.

 

Các loại nấm

Nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Chế biến các món ăn từ nấm kết hợp cùng một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt trong các bữa ăn sẽ giúp bổ sung các Vitamin A, E, C, K… giúp cơ xương dẻo dai.

 

Các loại gia vị

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại gia vị như ớt, gừng, hạt tiêu đều có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp, vì vậy, người bệnh nên bổ sung chúng vào bữa ăn hằng ngày.

 

Rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ đáng kể cho cơ thể. Trong đó đu đủ, dứa, chanh, bưởi được xem là những loại trái cây cung cấp men kháng viêm và Vitamin C, rất tốt cho người bị đau khớp. Một số loại cải như bắp cải, cải thìa, cải xanh, cải xoăn, rau bina, cải mầm… cũng rất tốt cho người bệnh xương khớp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp.

 

Trà xanh

tra xanh

Trà xanh luôn được biết đến như một thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ loãng xương vì trong thành phần có chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid. Tuy nhiên không nên uống quá ba cốc nước trà xanh mỗi ngày vì có thể gây ra tình trạng đau đầu, thở gấp, rối loạn tầm nhìn hoặc triệu chứng khó tiêu hóa ở một số người. Các chuyên gia cũng khuyên không nên uống trà xanh trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.

 

Giá đỗ 

Trong giá đỗ có chứa Phyto-oestrogen (Hormone Oestrogen thực vật), đặc biệt là Isoflavon giúp người bệnh giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh - giai đoạn xương mỏng đi nhanh chóng và nguy cơ gãy xương ngày càng tăng cao.

Chườm đá nóng - Mẹo thoát cơn đau nhức xương khớp

Chườm đá nóng - Mẹo thoát cơn đau nhức xương khớp

Chườm đá nóng Bahy là một liệu pháp hỗ trợ giảm những cơn đau xương khớp ngay tại nhà.

Kiểm soát bệnh lý cơ xương khớp cách nào?

Kiểm soát bệnh lý cơ xương khớp cách nào?

Tỷ lệ người mắc bệnh cơ xương khớp ngày càng cao, có xu hướng trẻ hóa do béo phì, loãng xương, chế độ dinh dưỡng hay do lối sống ít vận động…

Triệu chứng của bệnh cơ xương khớp

Triệu chứng của bệnh cơ xương khớp

Nhức mỏi xương, cảm giác như kiến cắn trong xương… đó là triệu chứng của các bệnh về cơ xương khớp.

Thành Luân (tổng hợp)