- Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm rất dễ chuyển thành mạn tính. Do đó việc phòng ngừa căn bệnh này là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và cả gia đình.

Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, lại thêm không khí lạnh và ẩm là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên bệnh có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.

Một trong các biến thể nghiêm trọng ấy là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau. Biến thể cũng hay gặp đó là biến chứng viêm đường hô hấp dưới nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng đắn và đúng mức. Do đó, với một bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh trong mùa đông thì có thể đưa đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em. 

{keywords}


Ngoài những biến chứng này thì viêm đường hô hấp trên thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra những biến chứng cơ thể khác như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp. Vì vậy cần có thái độ dự phòng đúng mức với bệnh này.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ như thế nào?

Hiện nay, bệnh viêm đường hô hấp trên đã có nhiều phương án điều trị. Nhưng vì chủ yếu là do virus gây ra nên tất cả những phương án đó đều là những phương án điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên. 

Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là điều cần thiết.

Giữ bàn tay sạch sẽ khi ăn uống sẽ loại trừ lượng virus khỏi bàn tay và do đó chúng không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp 

Đeo khẩu trang cách ly với mầm bệnh sẽ làm giảm nhiều yếu tố có hại cho đường hô hấp trên như bụi, hơi nóng, hơi lạnh, khí độc. Khi tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang dự phòng vì virus có thể theo hơi thở, nói chuyện, hắt hơi mà “bắn” sang người đối diện và xâm nhập.

Đảm bảo cho trẻ có sức đề kháng tốt bằng cách ăn uống đủ thành phần dinh dưỡng (tinh bột, vitamin, muối khoáng, chất béo...).

Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.

Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh nằm điều hoà quá lạnh. Giữ ấm cơ thể khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ là những biện pháp tuy đơn giản nhưng lại giúp phòng tránh khá tốt với những căn bệnh thuộc loại này.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Cha mẹ nên ngừng hút thuốc và giữ cho ngôi nhà thông thoáng và sạch sẽ.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch bệnh hô hấp.

Khuê Minh