Muỗi vằn Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ. Nhận biết được đặc điểm của loài muỗi này và tránh bị đốt là cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất.

 

Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn.

Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người.

 

{keywords}

Muỗi Aedes hay còn gọi là muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 23C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Vì thế muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình là 7 ngày; thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi cái chuyên đi hút máu người có thể sống từ 20- 40 ngày.

Muỗi vằn Aedes thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

 

{keywords}

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes.

 

Có thể phòng chống sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi vằn bằng cách không để cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy. Cụ thể, che đậy kín các dụng cụ chứa nước, với các dụng cụ chứa nước sạch có thể thả cá ăn bọ gậy, thay nước thường xuyên khoảng 7 - 10 ngày một lần; phát quanh bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ không để muỗi có chỗ trú đậu.

Khi muỗi hoạt động mạnh với mật độ cao hay khi đang xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết thì phải sử dụng hóa chất diệt muỗi như malathion, permethrin..., phun ULV (ultra - low volume) dưới dạng sương mù để tiêu diệt muỗi trưởng thành.

 

Vào viện tươi tỉnh, 3 tiếng sau chết đột ngột vì... muỗi đốt

Vào viện tươi tỉnh, 3 tiếng sau chết đột ngột vì... muỗi đốt

Bác sĩ từng chứng kiến bệnh nhân sốt xuất huyết ngày thứ 3 vào viện tươi tỉnh nhưng 3 tiếng sau chết đột ngột do chảy máu não không thể can thiệp được gì.

Căng thẳng sốt xuất huyết, bác sĩ ốm đừng mong nghỉ

Căng thẳng sốt xuất huyết, bác sĩ ốm đừng mong nghỉ

Quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết, nhân viên y tế luôn tay chân 24/7, làm việc thông ca, ốm cũng không được nghỉ, công suất vượt 200-300% ngày thường.

24 người chết vì sốt xuất huyết, Bộ Y tế họp khẩn

24 người chết vì sốt xuất huyết, Bộ Y tế họp khẩn

Cuối giờ chiều nay, Bộ Y tế họp khẩn ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết khi số bệnh nhân tử vong tăng lên 24.

Vòi phun khổng lồ len lỏi khắp phố Hà Nội diệt muỗi

Vòi phun khổng lồ len lỏi khắp phố Hà Nội diệt muỗi

Máy phun thuốc diệt muỗi chuyên dụng công suất cao len lỏi khắp ngõ phố để dập dịch sốt xuất huyết đang bùng phát.

9 tỉnh cho Hà Nội mượn vòi phun khổng lồ diệt muỗi

9 tỉnh cho Hà Nội mượn vòi phun khổng lồ diệt muỗi

Đã có 9 tỉnh cho Hà Nội mượn máy phun công suất lớn để diệt muỗi. Từ 12/8, Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun thuốc muỗi.

(Theo Tin tức)