- Ăn quá nhiều bánh kẹo trong dịp tết dễ khiến trẻ mắc đái tháo đường mà biểu hiện ban đầu là sốt, ho, sổ mũi, đau bụng... dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, vào những ngày tết, trẻ được thoải mái ăn uống nhiều loại thức ăn, trong đó có bánh kẹo, mứt chứa hàm lượng đường rất cao.

Một số trẻ có nguy cơ tiềm ẩn bất dung nạp đường khi sử dụng bánh mứt nhiều dễ phát sinh ra bệnh bệnh tiểu đường hay đái tháo đường mà biểu hiện ban đầu với triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, hay ói mửa, đau bụng sau đó thở mệt, rối loạn tri giác lơ mơ, hôn mê…

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường ở trẻ khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác, dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, xử trí kịp thời.

{keywords}
Trẻ thường ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo vào dịp tết

Bệnh đái tháo đường là gì?

Theo BS Tiến, bệnh đái tháo đường ở trẻ em còn gọi bệnh tiểu đường, là một bệnh mạn tính do rối loạn quá trình sử dụng và tích trữ chất đường dẫn đến hậu quả là nồng độ đường trong máu (chính xác là glucose) vào buổi sáng chưa ăn, cao hơn mức bình thường từ 126mg% trở lên.

Nguyên nhân cơ bản của sự rối loạn này là thiếu chất insulin sản xuất bởi tuyến tụy (tiểu đường type 1) hoặc khiếm khuyết tác động của insulin (tiểu đường type 2). Insulin giúp cho cơ thể chuyển hóa, sử dụng chất glucose cung cấp bởi thức ăn giàu đường bột.

Lượng đường trong máu và trong nước tiểu như thế nào là bình thường?

Nồng độ đường trong máu còn gọi là đường huyết, bình thường từ 80-120mg% (80-120mg/100ml máu), còn trong nước tiểu bình thường không có glucose.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường không lây cho người xung quanh nhưng có tính di truyền, ông bà nội ngoại hoặc cô, dì, chú, bác hoặc cha mẹ bị tiểu đường thì con cháu có thể bị tiểu đường

Các yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường

Trong nhóm trẻ bị tiểu đường người ta nhận thấy tần suất bệnh cao nhất ở 2 nhóm tuổi là 5-7 tuổi (thời điểm tăng tiếp xúc với các tác nhân nhiễm trùng khi bắt đầu đi học) và nhóm tuổi dậy thì (lúc tăng tiết hormone sinh dục, hormone tăng trưởng và các stress ở lứa tuổi này).

Nam nữ có thể mắc bệnh như nhau. Đa số trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1. Một số ít mắc bệnh tiểu đường type 2 thường ở trẻ dư cân, béo phì.

Người ta cũng nhận thấy bệnh tiểu đường có liên quan đến nhiễm siêu vi cúm, quai bị, coxsackie B4, rubella, CMV (cytomegalovirus).

Ăn ngọt, ăn nhiều đường thì dễ bị tiểu đường?

Khoa học chưa chứng minh được ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó làm cho bữa ăn mất cân bằng, lượng đường “dư” trong máu buộc tụy tạng và các cơ quan khác phải làm việc nhiều để chuyển đường thành mỡ đưa đến mập phì và các rối loạn khác không có lợi cho sức khoẻ.

{keywords}
Cha mẹ cần cẩn trọng vơi bệnh tiểu đường ở trẻ em

Làm thế nào để phát hiện tiểu đường?

Triệu chứng đặc trưng là ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thường gọi là triệu chứng “bốn nhiều”.

Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng hiện nay, ít gặp trẻ tiểu đường biểu hiện cả triệu chứng “bốn nhiều” mà chỉ gặp các triệu chứng hai hoặc ba nhiều, hay là các biểu hiện ăn kém, sụt cân, mệt mỏi, suy kiệt, nôn ói, đau bụng, mất nước, rối loạn tri giác (lơ mơ, hôn mê).

Một số khác có biểu hiện qua suy giảm sức đề kháng cơ thể như bị nhọt da, viêm ngứa bộ phận sinh dục, viêm quanh nướu răng hay biểu hiện thần kinh như tê rần như kiến bò ở chân, mạch máu võng mạc: giảm thị lực, hoa mắt.

Trước đó trẻ có thể biểu hiện đơn thuần là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, đường tiêu hóa hay đường tiểu…

Khi có các triệu chứng gợi ý trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám tầm soát bệnh tiểu đường.

4 quy tắc giúp người tiểu đường khỏi lo suy thận

4 quy tắc giúp người tiểu đường khỏi lo suy thận

Theo các thống kê tại một số bệnh viện, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu biết cách, người tiểu đường hoàn toàn có thể phòng ngừa được biến chứng đáng sợ này.

Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào với mẹ và trẻ?

Đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào với mẹ và trẻ?

Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé.

4 cách giảm nguy cơ mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường

4 cách giảm nguy cơ mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường

Đa số người bệnh tiểu đường đã bị tổn thương đáy mắt ngay tại thời điểm họ phát hiện tiểu đường mà không biết. Điều này có thể khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mù lòa.

Không mắc tiểu đường chủ yếu nhờ…phụ nữ

Không mắc tiểu đường chủ yếu nhờ…phụ nữ

Chìa khóa sống vui khỏe, phòng ngừa đái tháo đường nằm trong tay người "giữ cửa dinh dưỡng" và duy trì thói quen sống của gia đình.

5 cách sơ cứu người tiểu đường bị đột quỵ tại nhà

5 cách sơ cứu người tiểu đường bị đột quỵ tại nhà

Các gia đình có người thân bị đái tháo đường nắm vững các dấu hiệu sớm phát hiện đột quỵ và 1 số kỹ năng sơ cứu cơ bản là vô cùng cần thiết.

Cảnh giác khi người tiểu đường bị bủn rủn, vã mồ hôi

Cảnh giác khi người tiểu đường bị bủn rủn, vã mồ hôi

Trung bình người tiểu đường vã mồ hôi, bủn rủn chân tay 3000 lần trong suốt quá trình mắc bệnh. Đây là tình trạng cấp tính, nếu không điều trị kịp người bệnh đối mặt với nguy cơ co giật, hôn mê sâu, mất ý thức, thậm chí tử vong.

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, ước tính đến năm 2025 sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.

Văn Đức