- Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp, bệnh khá phổ biến hiện nay.


Theo các chuyên gia y tế, rối loạn mỡ máu là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, rối loạn mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 người Việt đột quỵ mỗi năm do rối loạn mỡ máu.

Rối loạn mỡ trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Mỡ trong máu hiện diện dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglyceride. 

Thực tế cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp tiêu hóa thức ăn.

Những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

- Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - cholesterol hay cholesterol xấu).

- Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL - cholesterol hay cholesterol tốt).

- Tăng nồng độ triglyceride.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu có thể do cả hai nhóm yếu tố thay đổi được và không thể thay đổi được góp phần gây ra.

Các yếu tố trong vòng kiểm soát (có thể thay đổi), bao gồm:

Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo không bão hòa và đường đơn, bị béo phì và ít vận động.

{keywords}


Một số thuốc như estrogen, thuốc trị HIV cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride.

Các yếu tố ngoài tầm kiểm soát (không thay đổi được) bao gồm các gen di truyền; bệnh sử gia đình, đặc biệt nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình (dưới 55 tuổi ở nam và ở nữ là dưới 65).

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn mỡ máu, chẳng hạn như:

Tiểu đường: Đường huyết cao góp phần làm tăng LDL cholesterol và giảm HDLcholesterol. Đường huyết cao cũng làm tổn hại niêm mạc động mạch.

Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước tuổi 50 ở nam hay 60 tuổi ở nữ.

Bệnh sử gia đình liên quan đến mỡ trong máu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ví dụ như hút thuốc lá, tăng huyết áp, béo phì).

Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng: ăn nhiều chất béo bão hòa từ các sản phẩm động vật và chất béo trans có trong bánh quy.

Béo phì.

Chu vi vòng eo lớn: Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu bạn là đàn ông và có chu vi vòng eo trên 102 cm hoặc phụ nữ có vòng eo ít nhất 89 cm.

Ít tập thể dục.

Hút thuốc lá gây tổn thương các thành mạch máu, tích tụ mỡ trong chúng. Từ đó gây rối loạn mỡ máu.

Thành Luân (tổng hợp)

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn mỡ máu

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn mỡ máu

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loại mỡ máu để ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành với các nguyên tắc sau.

Rối loạn mỡ máu: nguyên nhân và phương pháp phòng tránh

Rối loạn mỡ máu: nguyên nhân và phương pháp phòng tránh

Rối loạn mỡ máu đang trở thành bệnh phổ biến và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy làm thế nào để phòng tránh loại bệnh nguy hiểm này.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Ở Việt Nam, số người mắc chứng rối loạn tiền đình đang có xu hướng ngày càng tăng cao và đang dần trẻ hóa. Vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?