- Mang thai đá (Lithopedion) là một hiện tượng hiếm gặp, xảy ra khi thai nằm trong ổ bụng bị chết và lưu lại trong cơ thể người mẹ lâu ngày rồi bị vôi hóa dần. Tỷ lệ thai trong ổ bụng khoảng 1/11.000 trường hợp thai kỳ, trong đó khoảng 1,5-1,8 % thai hóa đá.

Thai nhi hóa đá như thế nào?

Bình thường trứng sau khi thụ tinh di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung. Thai nhi sẽ tiếp tục phát triển để lớn lên. Tuy nhiên vì một lí do nào đó thai nhi bị chết và lưu lại trong cơ thể mẹ. Thường thì những thai nhi đó sẽ tự tiêu đối với những thai nhỏ, nhưng trong vài trường hợp một phần nào đó của thai nhi không thể tự tiêu hết mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên có vài trường hợp hiếm gặp thai nhi bị chết lưu không được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi người mẹ. Theo thời gian thai nhi đó bị vôi hóa dần và trở thành thai đá.

{keywords}

Thông thường những thai nhỏ khi bị chết sẽ thoái triển và được tái hấp thu bởi cơ thể người mẹ. Riêng đối với những thai lớn, mô thai sẽ tồn tại lâu ngày bên trong cơ thể của người mẹ. Mô thai bị vôi hóa che chắn các cơ quan của mẹ nhằm bảo vệ mẹ không bị nhiễm trùng và không bị ảnh hưởng bởi các chất hoại tử mô thai vào cơ thể mẹ.

Thai đá có thể xảy ra khi nào? Và thường được phát hiện ra khi nào?

Mang thai đá có thể xảy ra với tuổi thai từ sau ba tháng đến khi trưởng thành, bình thường sẽ không được chẩn đoán trong một thời gian dài hoặc có khi vài chục năm. Tình trạng này chỉ tình cờ được phát hiện qua thăm khám sức khỏe.

Để phát hiện ra thai nhi vôi hóa (thai đá) phải trải qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh mới có thể nhận biết và đưa đến kết luận.

Những điều kiện để thai nhi bị vôi hóa trở thành thai đá:

- Thai nhi không nằm trong tử cung, tức là phải nằm ngoài tử cung.

- Thai nhi phải sống trong bụng mẹ lớn hơn 14 tuần, vì nếu nhỏ hơn sẽ bị tái hấp thu.

- Tình trạng mang thai này, không được phát hiện và chẩn đoán sớm.

- Thai nhi vô trùng.

- Có các điều kiện tối thiểu để hiện tượng vôi hóa xảy ra ví dụ có tuần hoàn đến thai ít và chậm.

Về mặt hóa sinh, hiện tượng vôi hóa của thai ngoài tử cung diễn tiến như thế nào vẫn còn rất mơ hồ. Tuy nhiên, người ta cho rằng quá trình vôi hóa trong cơ thể thường được tìm thấy ở những nơi các tế bào bị tổn thương. Tiến trình này được kết hợp với các động mạch bị hư hại. Dẫn đến tim và não, bệnh vú lành tính và ác tính, sỏi thận, trong mô cơ và mô liên kết.

Theo khoa X-quang của Đại học Washington thì 95-98% ca bị loạn dưỡng, hoặc là kết quả của tổn thương mô mềm trong cơ thể. Mục đích của vôi hóa được cho là để bảo quản mô - ví dụ trong thành động mạch bị hư hỏng, vôi hóa xảy ra ngăn chặn sự hoại tử liên tục có thể lan rộng.

Trong trường hợp mang thai đá, sau khi thai nhi đã ngừng phát triển, các mô của thai không còn được cung cấp lượng máu phù hợp, do đó nó bắt đầu bị phá vỡ. Sự tích tụ của muối vôi khi đó dần hình thành, bắt đầu tạo nên một khối giống như đá.

Dương Thị Uyên