Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng bị viêm nhiễm kéo dài (mạn tính) ở tai giữa khiến cho tai tiết dịch một cách liên tục, có thể xuất hiện thêm tình trạng thủng màng nhĩ và hầu như rất khó để hồi phục. Vậy làm thế nào để điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả nhất?

Mẹ vô tư dạy con xì mũi sai cách, con có thể bị điếc
Ồ ạt nhập viện sau khi đi bơi, dùng bông ráy tai thường xuyên

{keywords}

Làm sao để điều trị viêm tai giữa mạn tính hiệu quả nhất

Đối với căn bệnh viêm tai giữa mạn tính thì bệnh nhân thường được chỉ định dùng các phương pháp điều trị sau đây:

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Các loại thuộc kháng sinh được dùng để điều trị viêm tai giữa mạn tính chủ yếu có tác dụng kháng khuẩn và loại sach mủ đồng thời cũng giúp tiêu sung, thu nhỏ lỗ thủng. Tuy nhiên, phần lớn việc điều trị bằng thuốc sẽ không đem lại hiệu quả cao đối với hiện tượng thủng màng nhĩ, do đó việc điều trị viêm tai giữa khó đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như rất dễ bị tái phát.

 

Phẫu thuật khôi phục màng nhĩ

Đây được coi là một phương pháp điều trị truyền thống và cơ bản rất phù hợp với những bệnh nhân bị viêm tai giữa dạng loét xương hay viêm tai giữa dạng cholesteatoma. Thông thường, các phẫu thuật này nhằm mục đích làm tương thông ống tai ngoài với các bộ phận bị bệnh biến chẳng hạn như xương chũm, xoang nhĩ và màng nhĩ. Đồng thời cũng hình thành khoang trống phủ trên bề mặt da, loại bỏ được  các tổ chức bệnh ở xương chũm, màng nhĩ, hốc vòi nhĩ và xoang nhĩ, giúp tai ngừng chảy mủ và khô thoáng.

 

Điều trị viêm tai giữa nội khoa

Ðiều trị viêm tai giữa mạn tính, nếu điều trị nội khoa cần được cân nhắc kĩ với mức độ tổn thương các tế bào xoang chũm và lâm sàng tại chỗ tai người bệnh để chỉ định sao cho phù hợp. Ðầu tiên là phải thường xuyên, chăm chỉ làm thuốc tai tại chỗ do các thầy thuốc tai - mũi - họng tiến hành kết hợp với các loại kháng sinh chống nhiễm khuẩn là quan trọng. Cần lựa chọn thuốc kháng sinh thích hợp và đủ liều. Ðối với viêm mạn tính, các yếu tố viêm kéo dài đã gây ra sự biến đổi niêm mạc ở vùng hang chũm và hòm tai, vì vậy việc điều trị cần tái lập điều kiện sinh lý bình thường của tai giữa và các tổ chức phụ thuộc. Do đó, quá trình điều trị bảo tồn phải kiên trì, và việc lựa chọn sử dụng kháng sinh điều trị viêm tai xương chũm hiện nay thường được sử dụng các nhóm penicilline – cephalosporine.  Có phổ rộng cephalotine, cefuroxime, cefotaxime, đối với nhóm quinolone không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. 

 

Điều trị viêm tai giữa ngoại khoa

Vấn đề điều trị ngoại khoa thường được chỉ định một cách rộng rãi và đạt hiệu quả tốt. Nếu kết hợp phẫu thuật chống viêm đồng thời tạo hình màng tai phục hồi chức năng cho người bệnh là một kết quả lý tưởng nhất. Các kỹ thuật này thường được tiến hành ở các cơ sở y tế chuyên khoa. 

 

Việc điều trị viêm tai giữa mạn tính có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều người bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh thường kết hợp các loại kháng sinh toàn thân, chống phù nề và việc thường xuyên làm thuốc tai hàng ngày.

Dương Thị Uyên