Một bé gái 16 tuổi khoẻ mạnh, thỉnh thoảng có biểu hiện đau đầu từng cơn, đột ngột xuất hiện yếu nửa người mức độ tăng dần...

Gia đình đưa đi khám bất ngờ phát hiện máu tụ trong não do dị dạng mạch não. Theo các bác sĩ, nhiều người rất hay chủ quan khi thấy cơn đau đầu thoáng qua nên không đi khám phát hiện bệnh kịp thời.

TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, bé gái này vào viện trong tình trạng kích thích, đau đầu dữ dội, yếu nửa người trái. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, đôi khi có biểu hiện đau đầu từng cơn.

Trước khi vào viện 8 tiếng bệnh nhân đau đầu dữ dội, yếu dần nửa người tăng lên. Bệnh nhân được đưa đến BV cấp cứu và được chẩn đoán máu tụ trong não do dị dạng mạch não.

Kết quả chụp MSCT phát hiện khối dị dạng động tĩnh mạch vùng vận động gây liệt nửa người. Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu: lấy máu tụ trong não, lấy khối dị dạng mạch. Sau mổ bệnh nhân tỉnh, tự co chân tay được, còn yếu nhẹ nửa người trái. Sau 5 ngày bệnh nhân đã ra viện.

{keywords}
 
{keywords}
Hình ảnh dị dạng mạch não trước và sau phẫu thuật.

Triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện

Theo TS. Vũ, dị dạng động tĩnh mạch não là một đám rối mạch máu bất thường trong não, hình thành trong thời kỳ bào thai, nối thông động mạch và tĩnh mạch não, không cấp máu cho nhu mô não, khi vỡ gây đột quỵ chảy máu não. Đây là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm nhất.

“Dị dạng động tĩnh mạch não phát triển theo thời gian, tồn tại không triệu chứng trong nhiều năm và được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi 10-40. Các biểu hiện lâm sàng điển hình nằm ở một trong 4 nhóm sau: Chảy máu não (50-60%); Đau đầu, động kinh (40-45%); Tình cờ (5-10%); Dấu hiệu thần kinh khu trú”- TS. Vũ cho biết thêm.

Cũng theo TS. Vũ, khi chưa vỡ, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu mạn tính, điều trị nội khoa không khỏi, có những cơn co giật kiểu động kinh. Những trường hợp kích thước tổn thương dị dạng lớn có thể gây chèn ép não và thiếu máu não gây yếu liệt tay chân… Cũng có thể không có triệu chứng gì, được phát hiện tình cờ khi chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hoặc chụp mạch vì bệnh khác.

Khi bị vỡ gây chảy máu não, thường chảy máu trong nhu mô não, có thể chảy máu não thất hoặc kết hợp, rất hiếm khi chảy máu dưới nhện. Triệu chứng đột ngột, cấp tính với mức độ nặng nhẹ khác nhau với các biểu hiện: đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, tăng huyết áp, ý thức có thể bình thường, hoặc lơ mơ, thậm chí hôn mê, yếu liệt nửa người, khó nói hoặc không nói được…

{keywords}
Dị dạng động tĩnh mạch não một đám rối mạch máu bất thường trong não... Đây là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh nguy hiểm nhất.

TS. Vũ cho hay, trẻ em dường như ít có nguy cơ chảy máu hơn so với người lớn. Kích thước, vị trí, và các hình ảnh mạch máu trong dị dạng động tĩnh mạch (AVM) ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng. Bệnh nhân có AVM được dẫn lưu ở nông có nhiều khả năng gây động kinh hơn.

Tỉ lệ trung bình chảy máu hàng năm của bệnh nhân dị dạng thông động tĩnh mạch không được điều trị thay đổi từ 2,8-4,6%. Các yếu tố tăng nguy cơ chảy máu: độ tuổi tăng lên, khối dị dạng được dẫn lưu vào hệ thống tĩnh mạch sâu, và các dị dạng nằm sâu trong tổ chức não, các túi phình mạch não đi kèm và hồi lưu vào hệ tĩnh mạch sâu.

Điều trị thế nào?

Theo các chuyên gia, hiện nay các các phương pháp điều trị dị dạng mạch não là phẫu thuật mở: mở hộp sọ, kẹp và cắt các mạch máu dị dạng. Thường áp dụng khi khối dị dạng vỡ gây máu tụ nội sọ hoặc khối dị dạng lớn gây dấu hiệu thần kinh khu trú.

Thứ 2 là, phẫu thuật tia xạ: không mổ, dùng chùm tia xạ chiếu từ ngoài làm tổn thương các tế bào thành mạch bệnh lý, làm hẹp dần và tắc các mạch dị dạng.

Thứ 3 là can thiệp nội mạch: không mổ, dùng ống thông nhỏ đi qua động mạch đùi lên não, sử dụng chất gây tắc là keo (glue) hoặc Onyx để bơm tắc dị dạng động tĩnh mạch qua ống thông (nút mạch).

{keywords}

Thông thường những dị dạng nhỏ dưới 3cm và cấu trúc đơn giản, có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp nút mạch. Những dị dạng lớn hơn và cấu trúc phức tạp thường được điều trị phối hợp các phương pháp. Với các trường hợp này, các bác sĩ thường nút mạch trước để làm giảm bớt kích thước dị dạng, sau đó phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật tia xạ. Tùy tình trạng toàn thân và tổn thương của mỗi bệnh nhân, phương pháp và kế hoạch điều trị sẽ được lựa chọn một cách phù hợp nhất.

Để phát hiện sớm và xử trí kịp thời dị dạng mạch não, TS. Vũ khuyến cáo, những người thường xuyên có biểu hiện đau đầu, đặc biệt khi lao động gắng sức có những cơn vắng ý thức, run chân tay hoặc co giật chân tay… cần đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Có nên sơ cứu đột quỵ bằng châm cứu, bấm huyệt?

Châm cứu, bấm huyệt cấp cứu trong các trường hợp tai biến mạch máu não là hết sức cần thiết, đặc biệt khi chưa thể đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. 

Vỡ mạch máu mà không biết

Vỡ mạch máu mà không biết

Nôn ra máu là giai đoạn biến chứng nặng của giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong do vỡ tĩnh mạch.

Té võng, người đàn ông xuất huyết não, hôn mê

Té võng, người đàn ông xuất huyết não, hôn mê

Người đàn ông bị té khi đang nằm võng, được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán xuất huyết não rồi rơi vào hôn mê.

Vi khuẩn 'ăn' não tấn công nam thanh niên khỏe mạnh

Vi khuẩn 'ăn' não tấn công nam thanh niên khỏe mạnh

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục tiếp nhận một nam thanh niên 24 tuổi mắc viêm não mô cầu.

Cơn thiếu máu não thoảng qua: Điềm báo đột quỵ

Cơn thiếu máu não thoảng qua: Điềm báo đột quỵ

Khi  bị cơn thiếu máu não thoảng qua, bạn sẽ có nguy cơ cao xuất hiện đột quỵ.

Theo SK&ĐS