- Bệnh chàm là một căn bệnh ngoài da thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên tỉ lệ người lớn mắc phải căn bệnh này cũng khá lớn. Khi bị chàm người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều nốt nốt đỏ hoặc mụn nước li ti, ngứa ngáy và khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh chàm do cơ địa hoặc dị ứng nguyên.


{keywords}
Cơ địa
Mang tính chất di truyền là nhiều. Trong gia đình có người mắc bệnh, tiền sử có người mắc bệnh sẽ di truyền. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh (về cận lâm sàng sẽ thấy CTM: tăng bạch cầu ái toan và đơn nhân).
Nhiều tác nhân từ các bệnh bên trong như: Viêm đại tràng, các bệnh liên quan tới thân, viêm xoang, xơ gan,...
Dị ứng nguyên
Các thuốc hay gây phản ứng: lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin.
Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...
Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng: vi khuẩn, nấm, siêu vi.
Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác.
Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi   mặt, thuốc nhuộm tóc.
Nhiều loại cây có những thành phần gây ra bệnh chàm cho người bệnh như: rau tía tô, cỏ hoang, rau đay, cúc tần, sơn.
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài một số yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có tình trạng cấp tính hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương tinh thần, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm.
Một nguyên nhân gây bệnh chàm phổ biến nữa đó là do đề kháng cơ thể của bệnh nhân yếu, việc ăn uống không lành mạnh cũng là tác nhân quan trọng gây ra bệnh.
Sức khỏe và khả năng đề kháng của bạn hạn chế là nguyên nhân khiến bệnh dễ phát sinh và nhanh chóng lây lan trên diện rộng của bề mặt da.
Việc ăn nhiều các loại thức ăn nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, vịt, gia vị cay nóng, cơ thể thiếu vitamin.
Triệu chứng bệnh chàm như sau
Giai đoạn tấy đỏ: Bắt đầu ngứa hay là cảm giác nóng rồi trở thành đỏ phù và nóng. Có thể phù ở những vùng da lỏng lẻo như mi mắt, bao quy đầu. Trên bề mặt xuất hiện những hạt nhỏ màu trắng mà sau này sẽ tạo thành mụn nước.
Giai đoạn nổi mụn nước: Ban đầu, da đỏ lên và các mụn nước li ti được hình thành và lan rộng ra các vùng da lành khác. Mụn nước có chứa dịch trong, xuất hiện dày đặc gây cảm giác ngứa, rát.
Giai đoạn chảy nước: Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ dập tự nhiên, nước vàng chảy ra, khi thì từng giọt, khi thì dính vào quần áo. Đến giai đoạn này, mảng chàm lổ chổ nhiều vết hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh thấm ra ngoài, nếu lấy một vật gì đậy lại thì sau một thời gian huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.
Giai đoạn da nhẵn: Đó là khi sau một thời gian lớp vảy  của huyết thanh đọng trên da bị bong ra và để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng.
Giai đoạn bong vảy da:  Lớp da mỏng trên rạn nứt và bong vảy sau đó tăng sắc tố da và dày hơn. Sau thương tổn da sẽ trở lại bình thường và không dể lại sẹo trên da.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm phổ biến. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa bệnh chàm bằng việc tránh xa các tác nhân gây bệnh chàm, có lối sống lành mạnh và kiểm tra ngay khi có dấu hiệu của bệnh. 
Nguyễn Thu Hiền