- Dựa vào các triệu chứng người ta có thể phân biệt được ba loại bệnh tiểu đường chính là type 1, type 2 và type 3.


Bệnh tiểu đường type 1

Đây là bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy không sản xuất insulin. Có khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường type 1, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là trẻ em và người trưởng thành. Do các tế bào tuyến tụy bị phá hủy không sản xuất được insulin, người bị mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chung sống bệnh suốt đời.

Bệnh tiểu đường type 2

Không giống như tiểu đường type 1, người mắc bệnh tiểu đường type 2 vẫn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào không tiếp nhận insulin. Và đây là dạng thường gặp nhất bởi số người mắc phải chiếm đến 95% từ 30 tuổi trở lên. Bệnh rất ít có triệu chứng và thường phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc vô tình phát hiện khi đi xét nghiệm. Bệnh tiểu đường type 2 đôi khi được coi là căn bệnh lối sống bởi vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.

{keywords}


Bệnh tiểu đường thai kỳ (type 3)

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3 xuất hiện trong thời gian mang thai, thường gặp ở 3 tháng giữa thai kỳ. Khác với bệnh tiểu đường type 1 và type 2, bệnh tiểu đường type 3 sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra hoặc có khả năng mắc lần thứ 2 trong lần mang thai kế tiếp và có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2 sau này trong đời. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.

Phân biệt mắc tiểu đường type 1, type 2 hay type 3 bằng cách nào?

Dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 1 là tăng khát và đi tiểu, đói liên tục, giảm cân, mờ mắt và cực kỳ mệt mỏi.

Trong khi đó những ai bị tiểu đường type 2 thường cảm thấy mệt mỏi hoặc bị bệnh, đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm), khát bất thường, giảm cân, mờ thị lực, nhiễm trùng thường xuyên và thương chậm lành.

Đối tượng chủ yếu của tiểu đường type 1 là trẻ em/thiếu niên, còn ở type 2 là người lớn, người cao tuổi và type 3 là phụ nữ mang thai.

Đáng sợ nhất của bệnh tiểu đường là biến chứng của bệnh, tại bất cứ thời điểm nào, khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu dị cảm đầu chi, tê bì chân tay, đau đầu, khát nước, đói liên tục, ăn nhiều mà vẫn gầy,... đây đều là các dấu hiệu, đúng hơn là biến chứng sớm nhất của bệnh tiểu đường.

Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán bằng kỹ thuật, đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nhất. Qua đó, người bệnh nên phòng ngừa biến chứng từ sớm bằng cách bổ sung các vi lượng, khoáng chất như nhóm vitamin B (B1, B2, B6) giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, điều trị chứng tê nhức chân tay, đặc biệt là ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường, tinh giảm các loại tinh bột, dầu mỡ.

Thành Luân(tổng hợp).

Cảnh giác khi người tiểu đường bị bủn rủn, vã mồ hôi

Cảnh giác khi người tiểu đường bị bủn rủn, vã mồ hôi

Trung bình người tiểu đường vã mồ hôi, bủn rủn chân tay 3000 lần trong suốt quá trình mắc bệnh. Đây là tình trạng cấp tính, nếu không điều trị kịp người bệnh đối mặt với nguy cơ co giật, hôn mê sâu, mất ý thức, thậm chí tử vong.

Mẹo kiểm tra biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà

Mẹo kiểm tra biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà

Biến chứng bàn chân do tiểu đường có biểu hiện sớm nhất là tê bì chân tay. Tuy nhiên, theo TS. Gerry Gayman, người bệnh chỉ mất 6 giây mỗi ngày để có thể phát hiện sớm biến chứng này tại nhà trước khi có cảm giác tê bì.

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, ước tính đến năm 2025 sẽ có thêm 30 triệu người mắc bệnh.