Ngay cả khi một người không phải mắc tật nói lắp thì vẫn có thể phải gặp chúng khi bối rối, lo lắng, căng thẳng.

Biểu hiện của tật này thì khác nhau ở mỗi người mắc và hoàn cảnh, nhưng nguyên nhân chung quy là do 5 điều sau đây:

1. Do môi trường tiếp xúc nhiều với người mắc tật nói lắp

Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao. Bắt chước người khác nói lắp hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người nói lắp nên tiếp thu phải những ám thị không tốt, tự mình dần dần cũng biến thành nói lắp.

2. Do suy giảm chức năng vùng ngôn ngữ Broca

Não của con người có một vùng “chịu trách nhiệm” về ngôn ngữ gọi là Broca. Vùng này có liên hệ trực tiếp tới khả năng phát âm của con người nói chung và những người nói lắp nói riêng. Một nghiên cứu cho kết quả rằng lưu lượng máu giảm khi đổ vào vùng Broca chính là nguyên nhân gây ra tật nói lắp. Lượng máu này giảm càng nhiều thì sự giảm chức năng thần kinh tại vùng Broca càng lớn và đó là nguyên nhân của tật nói lắp.

Với trường hợp sinh khó phải dùng Forceps hoặc với trẻ nhỏ bị ngã va đầu vào vật cứng gây tổn thương vùng ngôn ngữ Broca sẽ có ảnh hưởng nhất định lên khả năng ngôn ngữ và có thể trong đó là tật nói lắp.

{keywords}

3. Do mắc bệnh

Có nghi vấn cho rằng khi thai nghén, sản phụ mắc một căn bệnh ảnh hưởng cho thai nhi và bệnh đó đã gây tổn thương cho não trong đó có vùng ngôn ngữ của thai nhi. Hoặc trẻ nhỏ mắc phải một bệnh ở não hoặc màng não (như viêm não, viêm màng não), sau khi điều trị khỏi đã để lại di chứng ở vùng ngôn ngữ. Sau khi bị các bệnh truyền nhiễm như cảm, ho gà..., chức năng vỏ đại não bị giảm yếu, tinh thần dễ bị kích thích dẫn đến căng thẳng quá mức, gây nói lắp.

4. Sang chấn tâm lý

Nhiều ý kiến của các nhà khoa học lại cho rằng do khủng hoảng tình cảm, một cú sốc tâm lý hoặc một chuyện nào đó thời thơ ấu xảy ra có khả năng làm cho trẻ mắc tật nói lắp. Những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian trở thành thói quen.

5. Đoạn tách rời trên vỏ não ngăn tín hiệu lưu thông

Ở những người nói lắp có những đoạn tách rời vỏ não ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ, hậu quả là nói lắp, không thể nói chuyện lưu loát.

Trên đây là 5 nguyên nhân khá bất ngờ về tật nói lắp. Bởi vì nhiều trong số chúng ta thường vẫn nghĩ đây là một tật do lưỡi. Tuy nhiên phần trăm nguyên nhân từ lưỡi là rất ít, mà chủ yếu là ở não bộ. Do vậy, những người mắc tật này không nên quá lo lắng, chứng nói lắp hoàn toàn có thể luyện tập để khắc phục được nhờ việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những phương pháp điều trị thích hợp.

Ngọc Lan (tổng hợp)

Cách điều trị tật nói lắp ở người lớn tại nhà

Cách điều trị tật nói lắp ở người lớn tại nhà

Tật nói lắp ở người lớn thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ở trẻ em, tuy nhiên khó điều trị hơn nhiều.

Tật nói lắp của trẻ có cần điều trị không?

Tật nói lắp của trẻ có cần điều trị không?

Bài báo được xuất bản cách đây vài năm tại Mỹ đã gây chú ý bởi nó chỉ ra rằng, trẻ em không cần bất cứ loại điều trị nào mà tật nói lắp sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên.

Tật nói lắp ở trẻ và cách khắc phục

Tật nói lắp ở trẻ và cách khắc phục

Ngay từ khi trẻ có dấu hiệu nói lắp, bạn cần có biện pháp rèn luyện, giúp trẻ sửa tật này.