- Giáo sư Pierre Weinmann - chuyên ngành Nội tim mạch ở bệnh viện Georges Pompidou (Paris, Pháp) đưa ra 10 lời khuyên vàng để có trái tim khỏe mạnh.

Trà hoặc cà phê 3 cốc mỗi ngày

Theo GS Pierre Weinmann, trong cà phê, trà chứa các chất chống oxy hóa. Cà phê dùng khoảng 3-5 cốc mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt các bệnh lý tim mạch, đái đường. Dùng khoảng 3 cốc trà mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết thức ăn (indice glycémique-IG) có liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Chỉ số này là tiêu chuẩn phân loại lượng carbohydrate có trong thực phẩm.

Theo GS Pierre Weinmann, thức ăn có chỉ số đường huyết cao thực sự không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, các vấn đề chuyển hóa như tăng huyết áp, tăng cân, tăng cholesterol “xấu”, mỡ bụng, nguy cơ đái đường, gan nhiễm mỡ…

Nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, gạo nâu, các loại đậu… Nên hạn chế những thực phẩm có IG cao như bánh mỳ trắng, khoai tây, kẹo, bánh ngọt, nước giải khát như soda, nước ép trái cây.

Tránh mỡ động vật

Có cần phải giảm thiểu lượng chất béo có trong bữa ăn hàng ngày không? Theo GS Weinmann thì không. Điều này không giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch mà còn ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể.

Điều quan trọng cần phân biệt lipid có lợi và lipid có hại là nên tránh các loại chất béo động vật: bơ, kem, pho mát nhiều chất béo, xúc xích, thịt mỡ... Cần tăng thêm các loại hạt giàu a-xít béo bão hòa như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, đậu phụng, mè, chất béo có nguồn gốc thực vật…

Chọn dầu thực vật, tốt nhất là dầu oliu

Việc chọn dầu thực vật cũng có vai trò quan trọng, một số dầu làm giảm cholesterol máu.

GS Weinmann và cộng sự đã nghiên cứu 7.447 bệnh nhân theo đuổi chế độ ăn Địa Trung Hải, thường sử dụng dầu oliu nguyên chất - khoảng 1 lít mỗi tuần, kết quả cho thấy làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với nhóm người ăn kiêng bình thường; công trình được công bố năm 2013.

Dầu oliu dùng để nấu, không nên chiên. Khi trộn salad nên chọn dầu oliu, dầu nành, dầu mè, dầu hạnh nhân…

Chế độ ăn giảm thịt

Tiêu thụ nhiều thịt làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đái đường. Đặc biệt thịt đã qua chế biến như thịt muối, thịt hun khói, lên men…làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đái đường và ung thư đại trực tràng.

Nên giảm thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày và đảm bảo chất lượng, có thể xen kẽ với các protein thực vật hoặc hải sản.

Bổ sung thêm trái cây

Ăn nhiều trái cây tươi, trái cây sấy khô (hạnh nhân, hạt dẻ…) nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 40%.

Nước ép hoa quả không nên dùng nhiều vì đã bị mất một phần chất xơ, thêm vào đó có chỉ số đường huyết cao.

Nấu ăn ở nhà

Việc đi chợ và nấu ăn ở nhà giúp giảm tiêu thụ thức ăn chế biến, thực phẩm công nghiệp. Chính điều này hạn chế dùng quá nhiều mỡ động vật, muối, đường - bộ ba gây nguy hại cho tim và động mạch.

Ăn nhiều cá “béo”

Cá béo chứa nhiều omega 3, a-xít béo đặc biệt a-xít docosahexaénoïque (DHA) và a-xít eicosapentaénoïque (EPA) đây là những a-xít có lợi cho tim mạch, đặc biệt DHA và EPA làm giảm triglyceride máu vì triglyceride máu cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch.

DHA và EPA có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ… Nghiên cứu cho thấy có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bằng chế độ ăn có 2 bữa cá mỗi tuần.

Học cách giảm thiểu stress

Theo GS Weinmann, các stress có ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động tim, tăng huyết áp, tăng lượng máu đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể.

Để giảm thiểu các stress nên điều trị ngắn ngày thuốc chống lo âu, hỗ trợ tâm lý. Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành một ít thời gian để thư giãn như đi dạo, tập yoga, thiền, nghe nhạc…

Hoạt động rèn luyện thể chất

Các hoạt động thể chất giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ tử vong. Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy rèn luyện thể chất mỗi ngày giúp giảm nhịp tim, điều hòa huyết áp, tăng cholesterol tốt (HDL-cholestérol )…

Trên thực tế, bạn có thể tham gia các hoạt động như đi bộ nhanh, tập thể dục, miễn là phải đều đặn, tối thiểu 2 lần mỗi tuần.

7 sự thật ít biết về trái tim

7 sự thật ít biết về trái tim

Không phải ai cũng biết trái tim là “động cơ” bền bỉ nhất trong cơ thể con người, nhìn nhau 3 phút 2 trái tim sẽ cùng nhịp đập, 25g đạm đậu nành/ngày trong chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

Bảo vệ sức khỏe trái tim trước khi quá muộn

Bảo vệ sức khỏe trái tim trước khi quá muộn

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, tuy nhiên có thể phòng xa bằng lối sống lạc quan, chế độ dinh dưỡng tập luyện phù hợp, khám tầm soát bệnh tim nạch để bảo vệ trái tim.

Đau cổ, tê tay, phụ nữ dè chừng bệnh tim

Đau cổ, tê tay, phụ nữ dè chừng bệnh tim

Đau tim là một trong những nguyên nhân chính gây ra tỉ lệ tử vong lớn nhất hiện nay nhưng gười ta thường bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh.

Lối sống khiến bệnh lý tim mạch gia tăng ở người trẻ

Lối sống khiến bệnh lý tim mạch gia tăng ở người trẻ

Tim mạch được xem là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên, các bệnh lý tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… đang có xu hướng tấn công người trẻ.

Thoát bệnh dạ dày, tim mạch nhờ yoga năng lượng

Thoát bệnh dạ dày, tim mạch nhờ yoga năng lượng

Nhiều người đã thoát khỏi bệnh tiểu đường, huyết áp và dạ dày, tim mạch nhờ kiên trì tập luyện Kundanili yoga.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim

Nhiều thói quen không lành mạnh khác nhau khiến cho bệnh tim ngày càng phổ biến. 

BS Ái Thủy