Một người nằm trong nhóm có nguy cơ đột quỵ nếu bị cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, hút thuốc hoặc không tập thể dục, béo phì, lớn tuổi. Biết các dấu hiệu cảnh báo giúp bạn phòng tránh và giảm thiểu tác động của đột quỵ.

{keywords}

Người bị đột quỵ sẽ gặp khó khăn khi nói. Ảnh minh họa

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cho biết: "Trong cơn đột quỵ, mỗi phút đều có giá trị. Điều trị nhanh chóng làm giảm tổn thương não mà đột quỵ có thể gây ra. Biết các triệu chứng của đột quỵ, bạn có khả năng hành động nhanh chóng và cứu được một mạng người".

Bị tê hoặc yếu đột ngột

Bạn có thể bị tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể. Đột quỵ xảy ra khi dòng máu trong não bị tắc nghẽn. Khi bị thiếu máu giàu oxy, các tế bào não bắt đầu chết.

Vùng não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ gây ra các tác động tiêu cực. Ví dụ, vùng não điều chỉnh cảm giác bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng tê.

Lú lẫn tạm thời hoặc khó khăn khi nói

Triệu chứng mất trí nhớ do cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua thường là tạm thời và thay đổi tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Những bệnh nhân bị mất trí nhớ ngắn hạn sẽ có những ký ức sống động từ rất lâu trước đây, nhưng sẽ khó nhớ các sự kiện của ngày hôm nay.

Suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt

Sau cơn đột quỵ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xử lý hình ảnh hoặc hiểu những gì bạn nhìn thấy. Vấn đề thị giác phổ biến nhất sau một cơn đột quỵ ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về những thứ xung quanh.

Mất thăng bằng

Bạn có nguy cơ bị chóng mặt, mất thăng bằng hoặc kết hợp tay chân thiếu nhịp nhàng. Nếu một cơn đột quỵ xảy ra ở tiểu não hoặc thân não, những khu vực kiểm soát sự cân bằng trong não, bạn sẽ bị chóng mặt. Bạn cảm giác thế giới xung quanh đang chuyển động hoặc quay cuồng.

Đau đầu dữ dội không rõ lý do

{keywords}

Đau đầu là triệu chứng của nhiều loại bệnh trong đó có đột quỵ. Ảnh minh họa: Hawaiipacifichealth

Trong cơn đột quỵ, lưu lượng máu đến một phần não bị cắt đứt. Các tế bào ở đó không nhận đủ oxy và bắt đầu chết. Có thể do một mạch máu bị tắc nghẽn dẫn tới cục máu đông hay một mạch máu bị vỡ gây chảy máu trong và xung quanh não. Điều này dẫn đến đau đầu đột ngột.

Làm gì nếu nghi ngờ bạn hoặc người quen bị đột quỵ

CDC cho biết, các phương pháp điều trị sẽ hiệu quả nếu phát hiện đột quỵ trong vòng 3 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Nếu bạn nghĩ ai đó có thể bị đột quỵ, hãy làm bài kiểm tra F.A.S.T đơn giản sau:

F (Face) - Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?

A  (Arms) - Tay: Đề nghị người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?

S (Speech) - Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Họ có nói ngọng không?

T (Time) - Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như trên, hãy gọi cấp cứu ngay.

An Yên (Theo Eat this)

Nữ sinh 17 tuổi bị đột quỵ khiến nhiều người bất ngờ

Nữ sinh 17 tuổi bị đột quỵ khiến nhiều người bất ngờ

Nữ sinh được chuyển vào bệnh viện cấp cứu khi đã liệt nửa người, méo miệng, được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não.