- Khi chiếc bật lửa đang để trong túi quần, ông Sinh vô ý để tay đang cầm điếu thuốc gần túi thì đột nhiên lửa bùng lên, tiếng nổ khá lớn phát ra ngay sau đó.

Trong chốc lát, ngọn lửa lan nhanh ra áo quần của ông Sinh (tên đã được thay đổi, 53 tuổi, ngụ TP.HCM), đặc biệt là đoạn từ phần thắt lưng tới hai chân.

Người nhà khi phát hiện sự việc đã giúp ông này dập lửa, thay áo quần và đưa tới bệnh viện cấp cứu. Loại bật lửa ông Sinh dùng là bật lửa mini, có vỏ nhựa.

{keywords}
Phần từ thắt lưng trở xuống bị bỏng nặng khi bật lửa phát nổ trong túi quần

TS BS Phạm Trịnh Quốc Khanh - Trưởng khoa Phỏng – Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương cho biết, ông Sinh bị bỏng cấp độ 3, các vết thương sâu, tổn thương, hoại tử da.

Trong đó dương vật và hậu môn bị bỏng nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Việc vệ sinh cá nhân của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Trường hợp xấu nhất bác sĩ sẽ phải mở lỗ thông qua da để dẫn phân và nước tiểu ra ngoài, tránh nhiễm trùng.

Hiện bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống nhiễm trùng, chăm sóc giảm đau.

Theo BS Khanh, khi sơ cứu cho nạn nhân, người nhà chỉ dập lửa, thay quần áo mà không sơ cứu bằng cách dội nước sạch lên vùng bỏng để làm mát vết thương, khiến vết bỏng sâu, nặng hơn.

Bỏng nặng khi bị hóa chất tẩy rửa bồn cầu văng trúng

Bỏng nặng khi bị hóa chất tẩy rửa bồn cầu văng trúng

Trong lúc đang tẩy rửa bồn cầu, người đàn ông 31 tuổi không may bị hóa chất văng trúng khiến đau rát.

Nổ 55 quả bóng bay, cô gái bỏng toàn bộ mặt

Nổ 55 quả bóng bay, cô gái bỏng toàn bộ mặt

Trong lúc chuyển 55 quả bóng bay vào phòng, chùm bóng bất ngờ phát nổ khiến cô gái bị bỏng nặng.

Phục hồi thần kỳ khi bị sẹo co rút tứ chi do bỏng xăng

Phục hồi thần kỳ khi bị sẹo co rút tứ chi do bỏng xăng

Trải qua 7 lần phẫu thuật, kết hợp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, anh Long đã phục hồi thần kỳ.

Cứu sống bệnh nhân bị bỏng gần 90% cơ thể

Cứu sống bệnh nhân bị bỏng gần 90% cơ thể

Sau hai tháng điều trị tích cực và hơn 10 lần phẫu thuật do bị sốc bỏng nặng với diện tích bỏng đến gần 90% cơ thể, sức khỏe của Ân đã dần tốt lên.

Dội nước đá cứu người bị bỏng, đúng hay sai?

Dội nước đá cứu người bị bỏng, đúng hay sai?

Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.

Văn Đức