Theo báo cáo của Sở Y tế TP Đà Nẵng, tính đến ngày 12/9, toàn TP ghi nhận 4.257 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 2,37 lần so với cùng kỳ năm 2018, đứng thứ 3 trong khu vực 11 tỉnh miền Trung.

Tỷ lệ mắc dịch sốt xuất huyết trên 1.000 dân tại TP Đà Nẵng là 378 ca, tăng 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2018. Các địa phương có tỷ lệ ổ dịch/số ca dịch bệnh cao là Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hòa Vang.

{keywords}

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại Đà Nẵng

Thành phố cũng đã điều tra, phân tích, ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi tại 222 khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết cao.

"Nguyên nhân chủ quan dẫn đến dịch bùng phát ở địa phương này là do ý thức của một bộ phận người dân trong việc tự diệt lăng quăng, bọ gậy, muỗi… chưa chưa tốt" - GĐ Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến nhìn nhận.

Sau buổi thi sát một số điểm  dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng nhấn mạnh, loăng quăng chính là nguyên nhân gây ra dịch sốt xuất huyết. Muốn diệt dứt điểm loăng quăng để phòng dịch thì giải pháp tối ưu chứ huy động CTV đi tát nước tại điểm dịch ở phường An Hải sẽ không xuể.

"Nên huy động CTV đi thả cá, đồng thời lật úp tất cả các vận dụng có thể chứa nước tồn đọng khiến loăng quăng có thể phát triển" - Bộ trưởng nói và quả quyết: Với những dụng cụ không thể lật úp thì phải thả cá và đậy kỹ...

{keywords}

Bên cạnh đó, cần có phương án phun thuốc tại các điểm được coi là lò sản xuất virut gây bệnh truyền nhiễm như: Bệnh viện, trường học, các khu chợ và những nơi đông người...

Tiếp nhận chỉ đạo, GĐ Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cam kết trong thời gian tới sẽ tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lí triệt để các ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy trình. Huy động mọi nguồn lực đáp ứng công tác phòng chống dịch, không để dịch lan rộng và kéo dài.

"Đồng thời, tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy trên quy mô trên toàn thành phố..." - bà Yến nói.

Nguyễn Hiền

Người đàn ông nhiễm vi khuẩn Whitmore sau khi đi làm đồng

Người đàn ông nhiễm vi khuẩn Whitmore sau khi đi làm đồng

- Trong lúc đi cày bừa, anh D. không may bị xước đầu gối rồi nhiễm trùng, chảy mủ. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh.