Video:

Biến thể Delta là một biển chủng của virus corona gây ra dịch bệnh Covid-19. Lần đầu được ghi nhận tại Ấn Độ vào cuối năm 2020. Được chính thức đặt tên là biến thể Delta vào 31/5/2021. Biến thể Delta còn có tên khoa học là B.1.617.2

Là biến thể có tốc độ lây lan kinh hoàng

Bệnh nhân có biến thể Delta có nồng độ virus cao gấp 1.260 lần so với những người nhiễm chủng corona ban đầu ở Vũ Hán. Virus được tìm thấy ở người nhiễm biến thể Delta sau 4 ngày tiếp xúc, trong khi chủng ban đầu là khoảng 6 ngày. Thậm chí, chu kỳ lây nhiễm còn tiến triển nhanh hơn, và vào thời điểm hiện tại là còn khoảng 2 ngày.

Điều này cho thấy biến thể Delta lây nhiễm với tốc độ nhanh hơn hẳn so với chủng ban đầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi đây là phiên bản virus “nhanh nhất và mạnh nhất” trong số các biến thể của virus corona trong đại dịch Covid-19.

Các nhà khoa học Anh cho biết biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn hơn từ 40% -60% so với biến thể Alpha được xác định lần đầu ở Anh. Biến thể Alpha có khả năng lây truyền 150% so với chủng SARS-CoV-2 xuất hiện vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán.

Như vậy, biến thể Delta có thể lây lan mạnh 225% so với chủng virus ban đầu.

Ước tính hệ số lây nhiễm cơ bản (R0)của SARS-CoV-2 lần đầu xuất hiện tại Trung Quốc là 2,4 -3,6, thì của R0 của biến thể Delta là 5,0 – 9,0. Đến nay, chủng Delta đã lây lan đến hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, là chủng virus thống trị toàn cầu.

Triệu chứng của biến thể Delta

Các triệu chứng ở người nhiễm biến thể này không có quá nhiều khác biệt so với các biến thể trước. Tuy nhiên, rất nhiều người không có biểu hiện, hoặc có những triệu chứng như đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt… gần giống với các triệu chứng cảm lạnh, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn nếu không đi xét nghiệm.

Tại Vương quốc Anh, nơi biến thể Delta chiếm đến 91% các trường hợp mắc mới ghi nhận các triệu chứng được ghi nhận nhiều nhất là đau đầu, đau họng và chảy nước mũi. Những điều này cũng khiến nhiều người chủ quan hơn với dịch bệnh.

Biến thể Delta tấn công mạnh hơn vào sức khỏe con người

Không chỉ lây lan nhanh, biến thể Delta còn có sức tấn công mạnh hơn vào sức khỏe con người. Người nhiễm biến thể Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn so với nhiễm các biến chủng khác.

Không chỉ tấn công những người có bệnh nền, người trẻ và khỏe mạnh cũng có thể chuyển biến nặng nếu nhiễm biến thể này. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Australia mới đây cho thấy chủng virus Delta dường như có thể khiến những người trẻ, khỏe mạnh có nguy cơ bị biến chứng tim mạch và làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng này.

Biến thể Delta còn làm tăng số bệnh nhi nhập viện với các triệu chứng nhanh chóng chuyển biến nặng.

Ứng phó với biến thể Delta như thế nào?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia và các chuyên gia y tế hàng đầu đều thống nhất
tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch và tăng cường độ che quỷ của vắc-xin trên toàn thế giới

Vẫn là cách tốt nhất và là con đường duy nhất tính đến thời điểm hiện tại để ứng phó với biến thể Delta cũng như dịch Covid-19. Các loại vắc-xin được cấp phép đều có hiệu quả theo từng mức khác nhau đối với biến thể Delta.

Dữ liệu cho thấy những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cho dù có nhiễm bệnh, cũng giảm được nguy cơ trở nặng lên tới 90%. Tại Việt Nam, tiêm vắc-xin và thực hiện thông điệp 5K. Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế

Chính là cách bảo vệ bản thân, gia đình và góp phần đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới một cách sớm nhất.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Như Quỳnh

Hà Nội thêm 17 ca dương tính nCoV, có 3 ca phát hiện ở cộng đồng

Hà Nội thêm 17 ca dương tính nCoV, có 3 ca phát hiện ở cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đêm 16/8 đến sáng 17/8, địa bàn thành phố ghi nhận 17 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 3 ca phát hiện tại cộng đồng và 14 người trong khu cách ly.

Sự nguy hiểm của biến thể Delta khiến đợt dịch ở Việt Nam dài 4 tháng chưa dứt

Sự nguy hiểm của biến thể Delta khiến đợt dịch ở Việt Nam dài 4 tháng chưa dứt

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 với tốc độ lây lan nhanh, mạnh trong thời gian rất ngắn, gây áp lực quá tải cho hệ thống y tế đang làm đảo lộn tất cả thành tựu chống dịch của thế giới, trong đó có Việt Nam.