Khi biến thể Delta lan rộng trên toàn cầu, các nhà khoa học cũng đang theo dõi chặt chẽ một chủng virus SARS-CoV-2 liên quan: Delta Plus.

Hai biến thể giống nhau về mặt di truyền. Nhưng Delta Plus (còn được gọi là AY.1) có một đột biến bổ sung ở protein gai, giúp virus SARS-CoV-2 tiếp cận với tế bào của con người.

{keywords}

Ảnh minh họa: Reuters

Tháng trước, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết Delta Plus có vẻ dễ lây lan hơn Delta và có thể tấn công các tế bào phổi hoặc chống lại các loại thuốc kháng thể. Nhưng gần đây, một đơn vị nghiên cứu về gene của Ấn Độ nhận định các dòng phụ của Delta có lẽ không dễ lây truyền hơn Delta. Tính đến ngày 23/7, Ấn Độ ghi nhận không quá 70 trường hợp nhiễm Delta Plus.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng theo dõi Delta Plus như một phần của biến thể Delta. Dữ liệu cho thấy chỉ có 430 ca mắc Delta Plus được phát hiện trên toàn thế giới.

Hàn Quốc vừa thông báo họ đã có 2 trường hợp đầu tiên nhiễm Delta Plus. Quốc gia này đang ghi nhận số ca Covid-19 trong ngày cao nhất từ trước tới nay (1.700 bệnh nhân) rất có thể do chủng Delta gốc.

Andrew Read, Giáo sư Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), người nghiên cứu về sự phát triển của các bệnh truyền nhiễm, nói: “Delta Plus không làm tôi sợ hơn Delta”.

Mặc dù Delta Plus đã lan ra 29 quốc gia và 17 tiểu bang của Mỹ, Giáo sư Read lưu ý: "Phổ biến về mặt địa lý không đồng nghĩa virus đang lây lan rộng".

Tại Mỹ, các trường hợp mắc Delta Plus đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 6 với tỷ lệ ít hơn 5% trong số các ca nhiễm. Các chuyên gia y tế cho rằng đó là một dấu hiệu Delta Plus không cạnh tranh với các biến thể khác.

Để kết luận Delta Plus là một mối quan tâm nghiêm trọng, các nhà khoa học sẽ cần bằng chứng chủng này dễ lây truyền hơn Delta, gây ra bệnh nặng hơn hoặc chống lại vắc xin.

Hiện tại, các nhà khoa học không biết vắc xin có hiệu quả chống lại Delta Plus như thế nào.

“Đột biến nằm trong protein gai nên biến thể Delta Plus có thể có một số lợi thế về khả năng tránh miễn dịch”, Giáo sư Read nói.

Tuy nhiên, Y tế Công cộng Anh đánh giá không có bằng chứng nào khẳng định Delta Plus nguy hiểm hơn hoặc làm giảm hiệu quả vắc xin.

Trong khi đó, chủng Delta dường như đã thách thức vắc xin trong ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan. Dù vậy, dữ liệu CDC gần đây thể hiện việc tiêm vắc xin vẫn làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 gấp 8 lần và nguy cơ nhập viện hoặc tử vong gấp 25 lần.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Y học New England, tiêm đủ 2 liều vắc xin Pfizer-BioNTech giảm 88% nguy cơ nhiễm trùng Delta có triệu chứng. Một nghiên cứu khác kết luận vắc xin mRNA (Pfizer và Moderna) giảm 91% nguy cơ nhập viện đối với những người không bị suy giảm miễn dịch.

An Yên (Theo Business Insider)

WHO cảnh báo phải đối phó khẩn cấp với biến thể Delta Plus

WHO cảnh báo phải đối phó khẩn cấp với biến thể Delta Plus

Biến thể Delta plus dễ dàng tấn công các tế bào phổi hơn các chủng nCoV khác và có khả năng chống được các kháng thể.