Từ khi những bệnh nhân Covid-19 xuất hiện vào đầu năm, đã có nhiều trường hợp tái dương tính virus nCoV sau khi âm tính nhiều lần. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học, kết quả này thường do trong cơ thể người bệnh vẫn còn sót các mảnh virus nCoV.

Tuy nhiên, trường hợp của bệnh nhân 33 tuổi, người Hong Kong, hoàn toàn khác. Người này bị nhiễm virus nCoV vào tháng 3 và đã bình phục. Bốn tháng sau, anh bị nhiễm bệnh lại sau một chuyến đi nước ngoài.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Hong Kong cho biết, họ nhận thấy chủng virus trong hai lần mắc bệnh của người đàn ông trên khác nhau. Điều này chứng tỏ, anh bị nhiễm bệnh hai lần và là trường hợp đầu tiên trên thế giới ghi nhận hiện tượng đó.  

{keywords}

Người Hong Kong tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh minh họa: NPR

Phát hiện này có thể tác động tới việc sử dụng vắc xin cũng như quan điểm miễn dịch cộng đồng. Theo tác giả nghiên cứu Kwok-Yung Yuen, hai giải pháp này không thể bảo vệ trọn đời cho bất cứ ai.

Trong lần bị bệnh thứ hai, người đàn ông không bộc lộ triệu chứng. Điều này chứng tỏ hệ miễn dịch đã bảo vệ anh nhưng cũng không ngăn cản được việc tái nhiễm.

Tuy nhiên, một số nhà miễn dịch học nhấn mạnh ca bệnh này cũng không quá bất ngờ và có thể đem lại những dấu hiệu tích cực. “Đây là một ví dụ cho thấy hệ miễn dịch hoạt động thế nào”, Akiko Iwasaki, chuyên gia ở Đại học Yale (Mỹ), đề cập tới việc bệnh nhân không có triệu chứng.

“Vắc xin có thể tạo ra một mức miễn dịch cao hơn giúp một người không bị tái nhiễm hoặc ít nhất ngăn chặn lây nhiễm”,  Giáo sư Iwasaki cho hay.

Bệnh nhân người Hong Kong là kỹ sư công nghệ thông tin, 33 tuổi, sức khỏe tốt, dương tính nCoV vào tháng 3. Khi đó, anh bị sốt, ho và phải nhập viện. Giữa tháng 4, anh được xuất viện khi có kết quả âm tính nCoV và hết các biểu hiện bệnh.

Tuy nhiên, sau chuyến đi tới Tây Ban Nha vào tháng 8, anh quay trở về Hong Kong và có kết quả dương tính nCoV dù không có triệu chứng.

Việc tái nhiễm này cho thấy mức độ miễn dịch sau khi nhiễm bệnh thấp hơn mong đợi hoặc giảm đi theo thời gian.

Các chuyên gia cũng lưu ý, ngay cả với các loại cảm cúm thông thường do virus corona gây ra, mọi người cũng bị tái nhiễm hàng năm.

“Cách duy nhất an toàn và thực tế để có được miễn dịch cộng đồng là tiêm vắc xin”, bác sĩ Robert Glatter, Bệnh viện Lenox Hill (New York, Mỹ) cho biết dù miễn dịch không có tác dụng trọn đời.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo bệnh nhân Covid-19 đã bình phục vẫn tiếp tục tuân thủ giãn cách xã hội và các quy định mùa dịch khác như đeo khẩu trang.

An Yên (Theo Washington Post)

Một đám cưới khiến hơn 50 người mắc Covid-19

Một đám cưới khiến hơn 50 người mắc Covid-19

Ngày vui của cặp đôi người Mỹ đã trở thành khởi đầu cho ổ dịch Covid-19 lan tràn khiến 53 người mắc bệnh, 1 người tử vong.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.