Bệnh nhân 416, 57 tuổi ở Đà Nẵng là ca bệnh Covid-19 đầu tiên ở nước ta trong giai đoạn mới, được công bố chính thức vào ngày 25/7.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân nặng lên rất nhanh, được đặt ECMO trước khi công bố 1 ngày, từ đó đến nay phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống tim phổi nhân tạo và thở máy.

Từ ngày 6/8, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện C Đà Nẵng sang khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

{keywords}

BS Linh đánh giá phổi cho bệnh nhân 416, nhận thấy có tình trạng đông đặc tương tự bệnh như bệnh nhân người Anh, số 91 

 

Tại buổi hội chẩn trực tuyến lần thứ 10 vừa diễn ra, BS Trần Thanh Linh cho biết, tình trạng bệnh nhân 416 đang rất nặng, siêu âm phổi thấy đông đặc và bắt đầu xơ, hình ảnh X-quang phổi rất xấu.

BS Linh là Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91- phi công Anh đã có mặt tại Đà Nẵng để hỗ trợ các đồng nghiệp từ ngày 25/7 vừa qua.

BS Linh cho biết thêm, ngày 18/8 vừa qua, bệnh nhân 416 có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, tuy nhiên từ 20-24/8, bệnh nhân dương tính liên tiếp 3 lần.

Từ ngày 24/8, bệnh nhân được dùng thêm 2 loại thuốc chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra để điều trị nhiễm khuẩn. Đây là thuốc từ nước ngoài, từng được dùng điều trị cho bệnh nhân 91.

BS Linh đánh giá, bệnh nhân 416 có nhiều bệnh nền, tiên lượng sẽ phải điều trị rất dài, rất khó khăn, chưa thể cai ECMO và có nguy cơ tử vong cao.

{keywords}

Bệnh nhân 416 vẫn đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Ảnh: Lê Bảo - Minh Thùy

 

Từ điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy, các bác sĩ nhận định trường hợp 416 thậm chí nặng hơn, khó khăn hơn bệnh nhân 91 – người từng có thời gian điều trị gần 4 tháng tại Việt Nam.

Chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân 91 không có bệnh nền nhiều như ca bệnh 416. Hơn 1 tháng qua, bệnh nhân vẫn dương tính với SARS-CoV-2, trong khi phổi đã xơ, không còn là phổi đông đặc có khả năng hồi phục.

Các bác sĩ xem xét phương án chờ bệnh nhân hết virus SARS-CoV-2 hoàn toàn sẽ đánh giá lại thể tích, chức năng phổi cùng các điều kiện khác để tính toán khả năng ghép phổi.

Trước đây, bệnh nhân 91 cũng từng rơi vào tình trạng đông đặc phổi nghiêm trọng lên tới 90% và phải thở ECMO liên tục hơn 1 tháng. Rất nhiều thời điểm, bệnh nhân tiên lượng khó qua khỏi, phương án cứu sống duy nhất là ghép phổi.

Tuy nhiên nhờ được điều trị tích cực, phổi bệnh nhân 91 đã hồi phục về gần như bình thường, cơ chân, tay cũng cải thiện về mức 4/5 và 5/5.

Thúy Hạnh

15 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, tiên lượng tử vong

15 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, tiên lượng tử vong

Hiện Việt Nam đang còn 30 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.  

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.