Chị Nguyễn Thị H. ở Hà Giang vừa hạ sinh 2 bé gái song sinh tại khoa Sản, BV đa khoa Hùng Vương. Do sinh non ở tuần thai 35 nên mỗi bé chỉ nặng 2,2kg.

Đặc biệt, một bé bị dị tật khoèo bẩm sinh, 2 bàn chân cong hướng vào nhau. Nếu không điều trị, sau này sẽ rất khó khăn vận động.

{keywords}

{keywords}

2 bàn chân của bé gái cong gập vào nhau từ khi mới sinh ra

 

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình quyết định can thiệp điều trị cho bé bằng phương pháp Ponseti nắn chỉnh nhẹ nhàng, bó bột để duy trì kết quả nắn.

Các bước nắn và bó bột này được lặp lại mỗi tuần, trong vòng 6-8 tuần liên tiếp giúp bàn chân dần dần trở về hình dạng bình thường.

Sau khi tháo bột, bé sẽ được đeo giày định hình để ngăn ngừa tái khoèo. Bé sẽ đeo đôi giày này 24/24 giờ trong 3 tháng đầu tiên, sau đó duy trì đeo ban đêm trong 3 năm tiếp theo.

Nếu tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, cháu bé sẽ khỏi bệnh hoàn toàn, tình trạng khoèo chân sẽ biến mất.

Trực tiếp nắn chỉnh cho bé, kĩ thuật viên (KTV) Đặng Ngọc Hà cho biết, đây là trường hợp nhỏ tuổi nhất tại bệnh viện được nắn khoèo.

“Do bé mới sinh, xương chưa cốt hoá hết nên vẫn còn rất dẻo, các khớp, gân, dây chằng bàn chân rất mềm nên khi nắn chỉnh, chúng tôi không cần can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ chỉ cần nẹp bột uốn dần dần để chân về tư thế chuẩn”, KTV Hà chia sẻ.

Anh cho biết, 2 ngày đầu tiên sau bó bột, tình trạng của bé tiến triển tốt, các ngọn chi hồng hào. Cháu bé sẽ được kiểm tra 2 lần/ngày để đánh giá, phát hiện sớm các biết chứng loét vùng tì đè nếu có để xử lý sớm.

{keywords}

Các kĩ thuật viên can thiệp bó bột cho bé

 

Theo KTV Đặng Ngọc Hà, nếu được nắn chỉnh ngay trong 1 tuần khi mới sinh, tỉ lệ thành công của phương pháp này lên tới trên 90%.

Trong khi đó nếu nắn chỉnh từ trên 1 tuổi, trẻ sẽ phải can thiệp phẫu thuật xuyên kim khiến trẻ đau đớn nhiều, chi phí phẫu thuật lớn và việc theo dõi về sau khó khăn hơn.

Theo các bác sĩ, tỉ lệ khoèo chân bẩm sinh là dị tật hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, cứ 250 trẻ có 1 trẻ bị dị tật này. Nguyên nhân là do tư thế nằm trong bụng mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, đặc biệt là các mẹ mang thai đôi. Ngoài ra còn do khiếm khuyết của mầm xương, di truyền…

Bé bị khoèo chân có các biểu hiện như chân vòng kiềng (chân cong); bàn chân bị nghiêng ngoài; khoèo chân; gối quặt ngược...

Khám ngoại hình thường dễ phát hiện dị tật bẩm sinh ngay sau sinh. Các nghiên cứu cho biết: Cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có 4 trẻ bị khoèo chân bẩm sinh. Vì vậy trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi.

Thúy Hạnh

Cô gái 25 tuổi với chiếc chân trái phì đại chiếm gần 2/3 trọng lượng cơ thể

Cô gái 25 tuổi với chiếc chân trái phì đại chiếm gần 2/3 trọng lượng cơ thể

 - Nặng 76kg, nhưng phần chân trái, thắt lưng trái đã ước chừng 40kg khiến H. dần phải gắn liền mọi sinh hoạt trên giường. Đầu tháng 2, cô nhập viện cấp cứu do khối u phần chân sưng nề, sau đó hoại tử, chảy máu.