Bệnh nhi tử vong là L.V.A., 17 tháng tuổi, trú tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Bé A. được chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Lào Cai trong tình trạng nguy kịch.

Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cháu bé không qua khỏi, tử vong sau 13 giờ nhập viện.

Gia đình cho biết, trước đó, bố của bé A. dùng gạo rang trộn lẫn với thuốc diệt chuột để bẫy chuột. Do người nhà sơ ý chưa kịp dọn nên bé A. nhặt lên ăn.

Sự việc đau lòng trên là lời cảnh tỉnh đến các bậc phụ huynh nên cẩn trọng hơn khi sử dụng thuốc diệt chuột cũng như các loại hóa chất khác, đặc biệt là gia đình có con nhỏ.

{keywords}

Loại thuốc diệt chuột của Trung Quốc từng bị cấm nhiều năm xuất hiện trở lại

Hiện nay, tình trạng ngộ độc ở trẻ em do ăn, uống nhầm phải các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, côn trùng… ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là bao bì, mẫu mã đựng hóa chất ngày càng bắt mắt, giống các loại bánh kẹo gây nhầm lẫn và sự bất cẩn của người sử dụng.

Loại thuốc diệt chuột gia đình trên sử dụng là natri fluoroacetate. Đây là hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc rất phổ biển ở miền Bắc cách đây 10 năm, thường ở dạng ống dung dịch màu hồng, đỏ, nâu, trong suốt hoặc gói giấy hạt gạo hồng.

Hóa chất này gây nguy hại với tim mạch và thần kinh, độc tính rất cao, chỉ với một lượng rất nhỏ cũng gây ngộ độc.

Ths.BS Vũ Thị Hải Yến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, cho biết, khi trẻ ngộ độc hóa chất nói chung và thuốc diệt chuột nói riêng sẽ có các tình trạng như đau rát miệng, họng, thực quản, dạ dày, nôn và nôn ra máu, đi ngoài phân lỏng và có thể có máu. Chất nôn, phân và hơi thở có mùi cá thối.

Bệnh nhân khát nước với triệu chứng mất nước, mất điện giải, cảm giác bó chặt ngực, ho, khó thở, tím tái, mạch nhanh, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, kích thích, khó chịu, giãy giụa, ảo giác, lo lắng, kích động, hôn mê, co cứng cơ, co giật toàn thân, từ một vài cơn đến co giật liên tục (kiểu trạng thái động kinh).

Điều trị cho những trường hợp ăn nhầm thuốc diệt chuột là điều trị hồi sức cấp cứu tối cấp.

Các bác sĩ khuyến cáo, ngay khi phát hiện trẻ ăn nhầm thuốc diệt chuột, phải đưa bệnh nhi tới ngay cơ sở y tế gần nhất. Phụ huynh tuyệt đối không gây nôn cho trẻ vì khi nôn, hóa chất có thể tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản.

Thúy Hạnh

1 trẻ tử vong, 1 trẻ nguy kịch vì uống nhầm thuốc diệt chuột

1 trẻ tử vong, 1 trẻ nguy kịch vì uống nhầm thuốc diệt chuột

 - Trước khi nhập viện 30 phút, gia đình phát hiện 2 cháu bé có dấu hiệu mệt mỏi, nôn nhiều. Khi được hỏi, trẻ cho biết đã tự bắc ghế, lấy lọ nước màu đỏ trên thành cửa sổ để uống.