Theo đó, các bệnh nhân gồm Tống Văn Liêm, 67 tuổi,  Ma Thị Luân, 65 tuổi, Tống Văn Truyền 44 tuổi 3 nạn nhân trong cùng một gia đình ở thôn Nà Khuổi, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể, Bắc Kạn và Bùi Thị Hạnh 39 tuổi là bạn của anh Tống Văn Truyền. Sau thời gian điều trị tích cực nạn nhân Ma Thị Luân đã tỉnh và tự thở, không cần sự hỗ trợ của máy.

Theo lời kể của bà Luân, sáng 11/5 thấy con trai báo có bạn đến nhà chơi, bà đã lên núi sau nhà tại thôn Nà Khuổi, hái rau rừng về làm cơm trưa. Do nhầm lẫn giữa hai loại lá rừng rất giống nhau nên bà đã hái phải lá ngón về nấu canh. (Bà Luân nhầm lá ngón với một loại rau mà các gia đình bản địa ở đây vẫn hay ăn có vị ngọt, nhưng hoa nay màu trắng còn hoa lá ngón màu vàng, lá thì giống nhau).  

{keywords}

Ảnh minh hoạ: Internet

Sau khi ăn 10 phút cả 4 người có biểu hiện buồn nôn, choáng váng, vật vã. 4 nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Ba Bể. Sau đó, các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Ba Bể đã “kêu gọi” trợ giúp từ BVĐK tỉnh. Theo đó, một kíp bác sỹ của Khoa Hồi sức Tích cực, chống độc, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn, kịp thời lên hỗ trợ điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Ba Bể vào lúc 13h chiều ngày 11/5/2019.

Tại thời điểm tiếp nhận tất cả nạn nhân đều trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, rối loạn nhịp tim, phải thở bằng máy. Sau khi được các bác sĩ BV tỉnh giúp xử lý cấp cứu ban đầu đến 20h ngày 11/5/2019, 4 bệnh nhân được chuyến xuống Khoa Hồi sức Tích cực, chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

BSCKI Sầm Tư Thế, bác sỹ điều trị tại khoa cho biết: Khi tiếp nhận ca cấp cứu cả 4 bệnh nhân đều trong tình trạng lơ mơ, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, kích thích, hôn mê, thở bằng máy, phải dùng thuốc vận mạnh, tình trạng các bệnh nhân khá nặng. Sau khi tiếp nhận, cán bộ, y bác sĩ của khoa đã hết sức khẩn trương, kịp thời xử lý bởi 4 bệnh nhân ngộ độc rất nặng, hiện có 01 bệnh nhân là bà Luân đã tự thở, huyết áp ổn định, tỉnh táo. 03 bệnh nhân còn lại đang phải thở máy tại khoa, tiên lượng khá, các bác sỹ tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay cây lá ngón (còn gọi là cây co ngón, rút ruột, hoàng đằng, hồ mạn đắng, đoạn trường thảo) khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta. Các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn La đều có loại cây này.

Thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.
Chất này trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7 tiếng.

Nghiên cứu duy nhất về lá ngón tiến hành tại khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, cho thấy giã lá ngón thành nước (10 g lá , 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật. Con người chỉ cần ăn ba lá hoặc một lá với một chút rượu sẽ mất mạng.

Chuyên gia lưu ý lá ngón không những rất giống mà còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn gây hậu quả chết người.

Chúng ta chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc của lá ngón dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng ngộ độc.

(Theo Tiền phong)

Đi du lịch, cặp vợ chồng tử vong sau khi ăn đặc sản địa phương

Đi du lịch, cặp vợ chồng tử vong sau khi ăn đặc sản địa phương

Bác sĩ kết luận họ đã nhiễm dịch hạch lây lan từ động vật sống, toàn bộ khu vực nơi hai vợ chồng khách du lịch ăn, ở đã bị cách ly.