Thu đến, xuân sang là thời điểm bụi mịn “leo thang”

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường), quy luật hàng năm từ tháng 9 trở đi (kéo dài đến tháng 3 năm sau) thì các thông số về chất lượng không khí, trong đó nổi bật là bụi mịn PM2.5 có xu hướng tăng lên, đặc biệt là khu vực miền Bắc.

Đây là thời điểm người dân thường đốt xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch; và còn là mùa cao điểm của những lễ hội, phương tiện giao thông di chuyển nhiều, khí thải ra môi trường tăng đột biến.

Bảng báo cáo bụi min PM2.5 trong không khí tại các thành phố lớn Việt Nam
Báo cáo chất lượng không khí 2019 tại Việt Nam của IQAir cho thấy, nồng độ bụi mịn trung bình trên cả nước tăng cao vào các tháng đầu và cuối năm.

Ngoài ra, thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp (vào mùa đông hoặc buổi tối khuya) khiến bụi mịn khó khuếch tán, cũng dễ dẫn đến ô nhiễm không khí gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ mọi người, đặc biệt là những đối tượng nhạy cảm như: trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai…

Với mùa cao điểm “bụi mịn” lại đang đến gần, việc chuẩn bị cả tinh thần lẫn những “trợ thủ” bảo vệ cho chính mình và gia đình là điều cần thiết.

Bụi mịn PM2.5 - “Kẻ thù” của làn da

Theo nghiên cứu mới đây của BS. Phạm Lê Duy (Chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch, Đại học Y Dược, TP.HCM), bụi mịn khi bám trên bề mặt (hoặc thậm chí có thể xâm nhập xuyên qua lớp thượng bì), dễ gây những tình trạng mẩn đỏ, kích ứng, ngứa, khó chịu… Đồng thời, các tuyến bã nhờn trên da cũng dễ bị bí tắc, lỗ chân lông rơi vào tình trạng viêm nhiễm.

BS. Phạm Lê Duy chia sẻ thêm, đối với những làn da nhạy cảm, da mụn hoặc mắc các bệnh da liễu như viêm da, hàng rào bảo vệ yếu hơn, bụi PM2.5 sẽ càng gây ảnh hưởng xấu và khó để phục hồi.

{keywords}
 

Đồng thời, những nghiên cứu về tác động của PM2.5 cho thấy, bụi mịn có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá do kích thích sản sinh những gốc tự do trong cơ thể - được xem là nguyên nhân gây ra những tế bào lỗi, tiềm ẩn những mối nguy đáng sợ hơn như ung thư da.

Vì vậy, bất cứ ai chẳng may gặp câu chuyện dài kỳ về mụn, viêm lỗ chân lông, sần sạm, hoặc dưỡng nhiều nhưng da vẫn chẳng đẹp khỏe, có thể tìm hiểu về phương pháp làm sạch sâu, loại bỏ bụi mịn đúng cách.

Vải thường không thể ngăn cản bụi mịn

Nhiều người thường có tâm lý trang bị thêm những lớp “áo giáp” để bảo vệ bản thân trước bụi mịn như: quần áo dày hơn, khẩu trang, khăn choàng… Tuy nhiên, dù khoác bao nhiêu lớp vải thì bụi mịn PM2.5 vẫn có khả năng xâm nhập qua lỗ vải thông thường nhờ kích thước nhỏ, chỉ bằng 1/30 sợi tóc, 1/100 lỗ chân lông, từ đó tấn công hệ hô hấp và làn da.

{keywords}
 

Vì vậy, không nên ỷ lại vào những “rào chắn” quần áo hiện có, mọi người sẽ vẫn chịu ảnh hưởng của bụi mịn trừ khi nâng cấp quần áo thành loại có vật liệu chống bụi chuyên dụng, kết hợp với làm sạch sâu an toàn cho làn da.

Dù ở yên trong nhà vẫn “chạm mặt” PM2.5

Việc ngoài đường có nhiều bụi PM2.5 là điều ai cũng biết, thế nhưng ngay ở trong nhà thì bụi mịn cũng cũng không “vắng mặt”. Bụi mịn phát tán nhanh theo chiều gió, luồn vào nhà qua cửa, các lỗ thông gió… Đặc biệt là khi có ánh nắng hoặc ánh sáng chiếu vào nhà, lúc này có thể dễ dàng thấy những hạt bụi lơ lửng trong không khí.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, bụi mịn cũng có thể được tạo ra thông qua các hoạt động sinh hoạt như đốt nhang, vàng mã, quét nhà, hoặc được đưa về nhà bất đắc dĩ bởi chúng bám lâu trên da và quần áo.

Vì vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan rằng trẻ nhỏ trong nhà là an toàn và cũng không nên nghĩ sức khỏe mình tốt thì sẽ không bị ảnh hưởng. Thực tế, bụi mịn luôn xuất hiện xung quanh và không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mỗi người, mà còn cả những người thân bên cạnh.

Hiểu được những điều trên có thể giúp mỗi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể và làn da khỏi nguy hại từ bụi mịn. Trong đó, giải pháp đơn giản mà ít ai ngờ đến là sử dụng sản phẩm sữa tắm có khả năng làm sạch sâu cho làn da.

{keywords}
 

Một số lưu ý nên tham khảo để lựa chọn được sản phẩm phù hợp là: Không phải sữa tắm nào cũng có khả năng làm sạch sâu, cần cân nhắc công dụng chính của sản phẩm; nên lựa chọn sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, giữ được độ ẩm cho da; sản phẩm có thành phần lành tính, thiên nhiên để phù hợp với nhiều loại da, tránh gây kích ứng với da nhạy cảm hay da trẻ em.

Sữa tắm Lifebuoy Detox với thành phần được chiết xuất tự nhiên là lựa chọn để làm sạch sâu, thanh lọc làn da mỗi ngày mà vẫn mềm mại, cân bằng pH. Người dùng có thể lựa chọn “trợ thủ” chăm sóc làn da cho gia đình mình với:

-         Lifebuoy Matcha và Khổ qua giúp chống oxy hoá, hỗ trợ diệt khuẩn hiệu quả; 

-         Hoặc Lifebuoy Than hoạt tính và Bạc hà giúp da thanh lọc cùng cảm giác mát lạnh thư thái.

(Nguồn: Lifebuoy)