Thông tin trong họp báo chiều 11/11, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, Sở Y tế thường xuyên phân tích số liệu bệnh nhân Covid-19 nặng và tử vong tại TP.HCM mỗi ngày.  

Ngày 10/11, 38 trường hợp tử vong vì Covid-19 có 34 ca có bệnh nền. Nhóm từ 18-50 tuổi có 2 trường hợp, nhóm từ 51 đến 65 tuổi là 15 ca 39,5%, nhóm trên 65 tuổi là 21 ca chiếm 55%.

“Số tử vong vẫn tập trung ở nhóm có bệnh nền và người lớn tuổi. May mắn không có trường hợp tử vong ở trẻ em ngày hôm qua”, BS Châu nhận định.

{keywords}
TS BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM

Phân tích sâu hơn về tiền sử tiêm vắc xin, BS Châu cho biết, có 20/38 trường hợp tử vong chưa tiêm vắc xin. Trong số chưa tiêm vắc xin này, có 12 trường hợp trên 65 tuổi và có bệnh nền. Một số trường hợp là người già, nằm liệt tại chỗ nhiều năm nay, bị lây nhiễm và tử vong.

Trong số 38 ca tử vong, có 2 trường hợp tử vong đã tiêm 1 mũi vắc xin. Đáng chú ý, vẫn có 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong dù tiêm đủ 2 mũi vắc xin. “10 trường hợp này đều trên 50 tuổi, có bệnh nền”, BS Châu nói.

Giải thích tình trạng trên, BS Châu cho biết, khi tiêm vắc xin Covid-19, người dân sẽ được bảo vệ, làm giảm khả năng mắc bệnh, còn nếu khi mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng. Đặc biệt khi xuất hiện chủng Delta, tiêm 2 mũi cũng bị nhiễm bệnh và có thể tử vong.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định, tỷ lệ nhiễm bệnh và chuyển nặng của nhóm đã tiêm đủ vắc xin đều thấp hơn rất nhiều so với nhóm chưa tiêm.

Đáng chú ý, khi số ca tăng lên rất cao, không loại trừ trường hợp người trẻ tuổi có thể nhiễm bệnh và tử vong. Ở một số người trẻ có cơ địa đặc biệt, phản ứng dữ dội của cơ thể tạo thành “cơn bão Cytokine” dẫn đến nguy kịch và tử vong kể cả khi đã chạy ECMO.

{keywords}
Sở Y tế TP.HCM phân tích số liệu ca nặng và tử vong mỗi ngày. 

Sở Y tế khuyến cáo, các địa phương cần tiếp tục tìm và phát hiện những người già, nằm liệt để tiêm vắc xin. Đồng thời, tìm giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng này khỏi lây nhiễm từ những người khác trong gia đình.

BS Châu cảnh báo nhóm người đang đi làm, thanh niên, người trẻ, cần hết sức cẩn thận khi tham gia các hoạt động ngoài xã hội, có thể mang mầm bệnh lây nhiễm cho người thân. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh nền, người lớn tuổi chưa được tiêm vắc xin sẽ nhiễm bệnh và nguy cơ tử vong.

Do đó, người dân tuyệt đối phải tuân thủ 5K để tránh nguy cơ lây nhiễm và tử vong, kể cả khi địa phương đã ở vùng xanh, vùng vàng.

Hiện nay, khi số ca mắc mới trong cộng đồng gia tăng, Sở Y tế cho biết đây là kết quả tất yếu khi nới lỏng giãn cách xã hội. HCDC sẽ gửi các đội đặc nhiệm xuống địa phương để phát hiện ổ dịch, ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng.

Ở một số nơi, các bác sĩ quân y đang đã rút đi. Do đó,  xảy ra tình trạng quá tải cục bộ việc theo dõi, chăm sóc F0 ở một số nơi. Sở Y tế đã cử các trạm y tế lưu động, do bác sĩ của các bệnh viện quận, huyện, TP xuống hỗ trợ y tế địa phương, theo dõi, cấp thuốc và chuyển viện F0 nếu cần.

Sở Y tế thông tin, tình hình số ca F0 phải thở ô xy, dao động khoảng 1.800 trường hợp, thở máy xâm lấn ở khoảng 230-250 trường hợp.

Số tử vong giảm xuống thấp nhất còn 21 trường hợp vào ngày 30/10, tối đa là 43 trường hợp tử vong mỗi ngày trong giai đoạn này.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất

Linh Giao

TP.HCM hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ, 54 trẻ gặp phản ứng sau tiêm

TP.HCM hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ, 54 trẻ gặp phản ứng sau tiêm

TP.HCM đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho 651.468 trẻ từ 12-17 tuổi. Ghi nhận 54 trẻ phản ứng nhẹ sau tiêm, không có trường hợp sốc phản vệ.

 

Việt Nam trong nhóm 20 nước tiêm vắc xin Covid-19 nhiều nhất thế giới

Việt Nam trong nhóm 20 nước tiêm vắc xin Covid-19 nhiều nhất thế giới

Hiện nay, Việt Nam đã tiêm được 94 triệu liều vắc xin Covid-19 với tốc độ trung bình 1,3 triệu liều mỗi ngày.