Theo cáo trạng, công trình dự án Dự án Cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng được thiết kế, phê duyệt là đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 120km/h, có thời gian tính toán dự báo giao thông là ≥ 20 năm, kể từ năm đầu tiên đưa đường vào sử dụng, trong đó thời hạn tính toán cho mặt đường là ≥ 10 năm.

Mặc dù mới đưa vào khai thác, từ ngày 26/9/2018 - 31/10/2020, đoạn đường 65km đã xảy ra 380 điểm hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông, gây bức xúc dư luận, được phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, phản ánh liên tục.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Cáo buộc cho rằng, dù là công trình trọng điểm quốc gia, có chi phí đầu tư rất lớn (34.516 tỷ đồng được phê duyệt) nhưng quá trình thực hiện thi công, quản lý giám sát thi công xây dựng, từ Chủ đầu tư, Ban quàn lý dự án, Nhà thầu thi công, Nhà thầu tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, tổ chức thi công, nghiệm thu hạng mục, nghiệm thu công trình để đưa vào khai thác sử dụng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế.

Kết luận giám định cũng nêu rõ, quá trình thi công, nghiệm thu, các đơn vị liên quan đã không thực hiện đo cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, đo hệ số thấm của lớp bê tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình sau khi thi công, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng.

Đối với hạng mục công trình có sử dụng vật liệu đá (cấp phối đá dăm, bê tông nhựa các loại), tháng 5/2016, Bộ GTVT đã có văn bản gửi chủ đầu tư dự án, cảnh báo về chất lượng kém đối với nguồn vật liệu đá của các mỏ đá Đà Sơn, Phước Tường, Hương Mao, Chu Lai, Hố Chuồn…

Dù vậy, VEC, Ban QLDA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan không có phương án, biện pháp cụ thể để rà soát, kiểm tra, loại bỏ vật liệu không đảm bảo chất lượng.

Việc này dẫn đến cả 7/7 gói thầu đều sử dụng đá tại các mỏ này làm vật liệu sản xuất các lớp cấp phối đá dăm và bê tông nhựa các loại.

Thiệt hại được xác định là giá trị các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng tại các gói thầu, nhưng đã được chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nghiệm thu, thanh toán với số tiền đặc biệt lớn là hơn 811 tỷ đồng cho các Nhà thầu thi công.

Đây chính là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ án.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào (đều là Phó TGĐ VEC, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) thừa nhận có nhận được văn bản cảnh báo về chất lượng kém đối với nguồn vật liệu đá của Bộ GTVT.

{keywords}
Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng

Ông Hùng cho rằng, chất lượng vật liệu do nhà thầu quản lý chứ không phải do chủ đầu tư. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình.

Theo lời khai của ông Hào, khi được cho xem bản kết luận giám định, bị cáo giật mình vì đoạn đường hư hỏng nghiêm trọng quá. Bị cáo không có ý kiến gì về tội danh bị truy tố.

Bị cáo Hoàng Việt Hưng (cựu Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) khai, văn bản của Bộ GTVT nói rằng nguồn vật liệu đá của các mỏ đá Đà Sơn, Phước Tường, Hương Mao, Chu Lai, Hố Chuồn... có chất lượng kém. Nhưng ở khu vực miền trung, mỏ đá đó là tốt nhất rồi. Tư vấn kỹ thuật dự án đã khảo sát và báo cáo sẽ sử dụng mỏ đá đó cho dự án.

Những cái tên chưa bị "réo gọi" trong sai phạm vụ cao tốc 34.000 tỷ

Những cái tên chưa bị "réo gọi" trong sai phạm vụ cao tốc 34.000 tỷ

Hôm nay (23/11), TAND TP Hà Nội đưa vụ sai phạm xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi ra xét xử. Liên quan đến giai đoạn 2 của vụ án, còn những cái tên sẽ bị réo gọi.

 T.Nhung