Theo bản án sơ thẩm, từ ngày 1/10/2009, Phan Văn Anh Vũ được tuyển dụng vào lực lượng Công an nhân dân, biên chế là nhân viên tình báo của Tổng cục 5, Bộ Công an.

Theo nguyên tắc, mọi hoạt động nghiệp vụ của Vũ chỉ do Nguyễn Hữu Bách (Trưởng phòng, sau là Phó Cục trưởng); Phan Hữu Tuấn (Cục trưởng, sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Công an) và Trần Việt Tân (Tổng cục trưởng Tổng cục 5, sau là Thứ trưởng Bộ Công an) nắm và trực tiếp chỉ đạo.

{keywords}
Phan Văn Anh Vũ tại tòa

Trong quá trình hoạt động, Phan Văn Anh Vũ được phép sử dụng các tên khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ.

Để tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục 5, Bộ Công an đã sử dụng 2 công ty do Phan Văn Anh Vũ là Chủ tịch HĐQT là công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 và công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79.

{keywords}
Phan Văn Anh Vũ

Là người kháng cáo toàn bộ bản án, trả lời thẩm vấn tại tòa, Vũ "nhôm" khai, anh ta được tuyển dụng làm tình báo viên, hoạt động phương thức bí mật, được sử dụng hai bí danh khác (Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ) khi thi hành nhiệm vụ.

Bị cáo Phan Hữu Tuấn khi đó là Cục trưởng Cục B61, là người trực tiếp tuyển dụng Vũ "nhôm".

Song song với việc được tuyển dụng làm tình báo viên, Vũ thành lập công ty xây dựng Bắc Nam 79 và công ty Nova Bắc Nam 79. Hai công ty này sau đó được công nhận là công ty bình phong của Bộ Công an.

Đến khi trên mạng internet có thông tin về việc Vũ "nhôm" làm lộ bí mật Nhà nước thì Bộ Công an có gọi bị cáo lên họp, sau đó chấm dứt việc để hai công ty của bị cáo làm công ty bình phong. Đó là vào khoảng 9/2017.

Thừa nhận sai phạm

Trả lời thẩm vấn tại tòa, Phan Văn Anh Vũ thừa nhận nhiều sai phạm của mình trong việc thành lập và quá trình hoạt động của công ty xây dựng Bắc Nam 79 và công ty Nova Bắc Nam 79 như: sỹ quan không được tham gia thành lập, góp vốn mở công ty; không được dùng bí danh khi không thi hành nhiệm vụ...

"Vũ lại bán đất đai cho chính Vũ dù dùng tên khác, như vậy có đúng không", vị Chủ tọa thẩm vấn bị cáo Vũ. Phan Văn Anh Vũ im lặng trước câu hỏi này.

Việc Vũ vừa xin mua, rồi lại sang tên mình, bán cho người khác theo bị cáo Phan Hữu Tuấn (cựu Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an) là lợi dụng danh nghĩa.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Tuấn trình bày: Xác định việc bị cáo tham gia góp vốn vào hai doanh nghiệp của Vũ "nhôm" là vi phạm luật Doanh nghiệp, nhưng vì hoạt động nghiệp vụ nên vẫn thực hiện mệnh lệnh...

Chủ tọa nhắc: Mọi hoạt động tình báo đều phải chấp hành pháp luật Việt Nam. Chẳng có gì trèo lên pháp luật cả...

Luật sư đặt câu hỏi cho bị cáo Tuấn: Trong khi Vũ vừa tự đề xuất xin mua, thuê các bất động sản vẫn vừa có các văn bản đề nghị Bộ Công an có các văn bản đề nghị giúp đỡ, theo chủ tọa đó là Vũ lợi dụng chức vụ? Ông có cảm thấy bị Vũ lợi dụng không?

Ông Tuấn trả lời: Trong tình báo bao giờ cũng là hoạt động tin cán bộ. Khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết bản thân mình cũng một phần bị lợi dụng...

Trước đó, tại phiên toà sáng cùng ngày, bị cáo Vũ "nhôm" cho rằng mình có tài liệu, chứng cứ mới liên quan đến vụ án và đã nộp cho HĐXX. Đó là chứng từ nộp hơn 2 tỷ đồng trong dự án 15 thi sách.

Tuy nhiên, tài liệu này trong buổi sáng chưa công được công bố. Chiều nay, vị Chủ tọa yêu cầu Vũ nộp tài liệu này cho thư ký.

Xử vụ Vũ nhôm, thay đổi phút chót một kiểm sát viên

Xử vụ Vũ nhôm, thay đổi phút chót một kiểm sát viên

TAND Cấp cao tại Hà Nội sáng nay đưa Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") cùng hai cựu Thứ trưởng Công an và các bị cáo khác ra xét xử phúc thẩm.

T.Nhung