Đại diện VKS đề nghị xử phạt :

Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình): 7 – 8 năm tù.

Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình): 5 – 6 năm tù.

Diệp Thị Hồng Liên (cựu Trưởng phòng khảo thí): 2 năm, 6 tháng – 3 năm tù.

Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng khảo thí): 5 – 6 năm tù.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Nguyễn Thị Thu Loan (cựu giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân): 2 – 2 năm, 6 tháng tù.

Nguyễn Thị Hồng Chung (cựu giáo viên Trường THPT Ngô Quyền): 2 – 2 năm, 6 tháng tù.

Bùi Thanh Trà (cựu giáo viên Trường PTTH Lương Sơn): 2 – 2 năm, 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Đào Ngọc Thuật (cựu giáo viên Trường THPT Mường Bi): 3 – 4 năm tù.

Nguyễn Đức Hoàng (cựu Thanh tra viên Phòng Thanh tra Sở GD&ĐT): 2 – 2 năm 6 tháng tù treo.

Nguyễn Tân Hưng (cựu cán bộ Phòng Khảo thí): 18 – 24 tháng tù treo. 

Quách Thanh Phúc (cựu Phó Hiệu trưởng Trường THPT 19/5 huyện Kim Bôi): 18 – 20 tháng tù treo.

Lê Thị Hồng (cựu Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ):  2 – 2 năm 6 tháng tù treo.

Phùng Văn Thụ (cựu Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Giáo dục chuyên nghiệp): 12 – 18 tháng tù treo.

Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Phó hiệu trưởng Trường nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy): 7 – 8 năm tù về tội Nhận hối lộ và 3 – 4 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp mức đề nghị là 10 – 12 năm tù.

Bị cáo Hồ Chúc (cựu giáo viên Trường THPT Thanh Hà): 2 – 3 năm tù tội Đưa hối lộ.

Nếu không bị phát hiện, sẽ đẩy xã hội về đâu?

Theo đại diện VKS, một số bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ kết quả chấm thẩm định bài thi của Bộ GD&ĐT, các chứng cứ trong hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi tại tòa, đủ cơ sở xác định, các bị cáo đã cấu kết, nâng điểm thi THPT Quốc gia cho 65 thí sinh.

Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn đã nhận 300 triệu đồng từ bị cáo Hồ Chúc sau khi nâng điểm cho 2 thí sinh.

Bị cáo Nguyễn Quang Vinh là người có vai trò chính, chủ mưu chỉ đạo các bị cáo khác can thiệp bài thi theo hướng nâng điểm.

Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao để khiến kỳ thi diễn ra không nghiêm túc, công bằng. Thậm chí, có bị cáo vì lợi ích cá nhân, kinh tế để phạm tội.

Đại diện VKS cho rằng, hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, vi phạm quy chế thi của Bộ GD&ĐT; ảnh hưởng uy tín của ngành, xúc phạm danh dự của giáo viên; ảnh hưởng kết quả học thật, thi thật của học sinh.

Vụ án là bài học sâu sắc với những ai coi thường pháp luật, lợi dụng quyền hạn nhà nước giao để phạm tội, là cảnh tỉnh cho những ai đang có ý định phạm tội…

Người giữ quyền công tố nêu câu hỏi: Nếu vụ án không bị phát hiện, các cá nhân gian lận sẽ vào làm việc trong cơ quan nhà nước, việc này sẽ đẩy xã hội về đâu?

Vụ nâng điểm thi ở Hòa Bình: 'Chú nhận tội, vợ con để anh lo’

Vụ nâng điểm thi ở Hòa Bình: 'Chú nhận tội, vợ con để anh lo’

Ngày 14/5, phiên tòa xét xử vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hòa Bình tiếp tục với phần thẩm vấn.

T.Nhung