- Sau khi phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm phải tạm hoãn để trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung, nhân vật từng được miễn xem xét trách nhiệm hình sự lại bị dính tội.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang điều tra bổ sung vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm xảy ra tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và các đơn vị có liên quan.

Việc điều tra bổ sung này thực hiện theo các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND TP. Hà Nội và Viện KSND tối cao. Điều này khiến người từng được miễn trách nhiệm hình sự trước đó, nay lại bị khởi tố bị can.

Nhân vật "bí ẩn" này là bà Hoàng Thị Hồng Tứ, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty BSC. Bà Tứ bị khởi tố bị can về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điều 280 bộ luật Hình sự.

{keywords}
Bà Hoàng Thị Hồng Tứ trả lời thẩm vấn trong phiên xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm hồi tháng 3 

Theo điều tra, bà Tứ vốn tốt nghiệp trường ĐH Sân khấu điện ảnh, không có trình độ chuyên môn về tài chính ngân hàng, được Hà Văn Thắm tuyển dụng vào ngân hàng Đại Dương làm giúp việc hành chính văn phòng cho HĐQT.

Sau khi lập công ty BSC (công ty sân sau của Hà Văn Thắm với vốn điều lệ 10 tỷ đồng), đến ngày 16/12/2008, BSC thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3, bà Tứ được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT và đại diện trước pháp luật.

Trên thực tế, mọi hoạt động của công ty này đều do Hà Văn Thắm chỉ đạo và quyết định. Bà Tứ không hề có vốn góp, không được điều hành và không hưởng lương của BSC.

Vì sao bà Tứ từng thoát tội?

Cơ quan điều tra từng xác định: Việc bà Tứ ký 78/726 hợp đồng dịch vụ, thu số tiền hơn 14 tỷ đồng do các hợp đồng đã được khách hàng ký trước và trên hợp đồng ghi Tứ là người đại diện BSC nên Tứ phải ký để hoàn thiện mà không biết bản chất và mục đích của hợp đồng.

Bà Tứ có một lần nhận tiền hộ Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ ngân hàng Đại Dương) nhưng không biết đó là tiền gì, chưa có tài liệu chứng minh bà Tứ có tư lợi.

Bản cáo trạng trước đây cho rằng, quá trình điều tra, bà Tứ đã thành khẩn khai báo và tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Bà xuất thân trong gia đình có công với cách mạng và điều kiện đặc biệt khó khăn với bố đẻ là thương bệnh binh, 2 anh trai bị nhiễm chất độc màu da cam, mất khả năng lao động.

Với tất cả những lý do trên, cơ quan điều tra khi đó đã đề nghị không xem xét trách nhiệm đối với bà Hoàng Thị Hồng Tứ.

Tại phiên xét xử vụ Hà Văn Thắm hồi tháng 3 vừa rồi, trả lời thẩm vấn trước tòa, bà Tứ run run đọc một văn bản dài được chuẩn bị từ trước.

Khi được hỏi về vai trò của mình tại BSC, bà Tứ khai: "Trong quá trình ký kết hợp đồng, em không biết gì. Em không biết những hoạt động gì của BSC. Anh Thắm nhờ em đứng ra điều hành công ty nhưng anh Giang làm mọi thứ rồi đưa lên em ký, chứ em không biết gì. Tiền đi đâu, làm gì em không biết".

Xử vụ Hà Văn Thắm: Làm rõ những kẻ 'ăn lộc' lãi ngoài

Xử vụ Hà Văn Thắm: Làm rõ những kẻ 'ăn lộc' lãi ngoài

Xử vụ Hà Văn Thắm chiều 2/3, HĐXX xoay quanh các câu hỏi để làm rõ ai là người đã được "hưởng lộc" lãi ngoài và trách nhiệm về số góp vốn 800 tỷ của PVN vào Oceanbank.

Xử vụ Hà Văn Thắm: Tiền nhiều như lá, bị cáo không nhớ?

Xử vụ Hà Văn Thắm: Tiền nhiều như lá, bị cáo không nhớ?

Dù nhiều người khai đã đưa gần 69 tỷ đồng cho Nguyễn Xuân Sơn (cựu TGĐ Oceanbank), nhưng bị cáo này vẫn một mực chối tội.

Nhiều sếp ngân hàng 'thoát án' vụ Hà Văn Thắm

Nhiều sếp ngân hàng 'thoát án' vụ Hà Văn Thắm

Hơn 220 đối tượng không xem xét trách nhiệm hình sự mà yêu cầu xử lý nghiêm về hành chính và liên đới bồi thường một phần thiệt hại.

Bí ẩn danh sách những kẻ 'ăn lộc' từ Hà Văn Thắm

Bí ẩn danh sách những kẻ 'ăn lộc' từ Hà Văn Thắm

Từ năm 2011- 2014, có 51.468 cá nhân và 392 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank và nhận các khoản tiền chi ngoài lãi hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm do Oceanbank chi trả.

'Vũ khí' nào khiến Hà Văn Thắm có thể 'sai khiến' người khác?

'Vũ khí' nào khiến Hà Văn Thắm có thể 'sai khiến' người khác?

Thắm đã dùng "vũ khí" của mình để buộc bà Hứa Thị Phấn, đại diện nhóm cổ đông tại Ngân hàng Đại Tín phải chuyển nhượng cổ phần.

T.Nhung