Ngày 17/11, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ") và 6 đồng phạm về hành vi thao túng, thu phí bảo kê của các dịch vụ hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Đây là vụ án thứ 4, trùm giang hồ đất Thái Bình - Đường "Nhuệ" bị cơ quan tố tụng đưa ra truy tố, xét xử về hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật khác nhau. Cùng với Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương - vợ đường và Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng"), con nuôi của Đường bị xét xử với vai trò đồng phạm.

{keywords}
Vợ Nguyễn Xuân Đường chối tội trong phiên xét xử tội danh "cưỡng đoạt tài sản", ăn chặn tiền hỏa táng

Bị cáo Nguyễn Xuân Đường được xác định là chủ mưu, cũng là bị cáo cuối cùng bị Hội đồng xét xử gọi lên bục để tiến hành thủ tục xét hỏi.

Khi chưa trả lời được câu hỏi nào của đại diện HĐXX, bị cáo trình bày lý do sức khỏe kém và thời gian làm việc đã hết nên đề nghị dừng phiên tòa.

"Sức khỏe của bị cáo kém, từ sáng đến giờ xét xử bị cáo đã rất mệt mỏi. Hơn nữa theo như bị cáo biết, giờ làm việc hành chính mùa Đông quy định là buổi chiều làm việc đến 16h30, bây giờ cũng đã quá giờ rồi nên bị cáo đề nghị cho dừng phiên tòa để bị cáo về nghỉ ngơi, mai xử tiếp" - Đường "Nhuệ" nói.

{keywords}
Nguyễn Xuân Đường xin dừng tòa vì lý do sức khỏe trong phần xét hỏi mình

Trong phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Thị Dương (vợ bị cáo Đường "Nhuệ") không thừa nhận đã phạm tội như cáo buộc của cơ quan tố tụng. Dương khai không biết gì về việc làm ăn của chồng; thừa nhận sai ở chỗ quá tin tưởng, ủng hộ chuyện làm ăn của chồng và đàn em nên đã ký vào 1 số giấy tờ, văn bản.

Bị cáo Dương cho rằng mình nhận thức được có "sai về luật doanh nghiệp chứ không sai ở tội danh bị truy tố".

Theo bị cáo Dương, bị cáo hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản. Công ty Bất động sản Dương Đường do bị cáo làm giám đốc không có chức năng kinh doanh liên quan đến ngành nghề mai táng, hỏa táng. Tuy vậy sau này bị cáo mới biết.

"Bị cáo cứ tưởng là công ty của bị cáo được hoạt động đa ngành nghề nên khi chồng bị cáo bảo ký gì thì bị cáo ký để ủng hộ chồng. Sau khoảng 1 tuần thì bị cáo nhận ra công ty của mình không có đăng ký kinh doanh liên quan mai táng nên khuyên chồng không làm nữa.

{keywords}
Bị cáo Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng") - con nuôi Nguyễn Xuân Đường

Bản thân bị cáo không biết gì về tang lễ, đơn giản ký giấy tờ, văn bản là vì tin tưởng chồng và nhân viên, muốn tạo điều kiện cho chồng làm ăn bên ngoài" - vợ Đường "Nhuệ" phân trần...

Các bị cáo Ninh Đức Lợi, Phạm Văn Úy, Nguyễn Khắc Nin, Quách Việt Cường cùng khai không nhận thức được hành vi phạm tội cụ thể của bản thân là gì. Các bị cáo  nói chỉ là người làm thuê, có mối quan hệ thân quen với bị cáo Nguyễn Xuân Đường nên hỗ trợ, tuân lệnh làm các công việc do "đàn anh" giao.

Số tiền 500.000 đồng/1 ca hỏa táng được Đường "Nhuệ" cho biết dùng vào việc làm từ thiện, tổ chức liên hoan ăn uống cho hiệp hội, thăm hỏi đám hiếu... bản thân các bị cáo không được hưởng lợi gì.

Tại phiên xét xử, bị cáo Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng") nói không có bất cứ ý kiến hay tranh luận gì, đồng ý với mọi nội dung đã có trong cáo trạng và nhanh chóng trở về vị trí.

Chiếm đoạt 2,4 tỷ đồng tiền hỏa táng

Theo cáo trạng, trong vụ án này Nguyễn Xuân Đường đóng vai trò là người khởi xướng, lợi dụng danh nghĩa và núp bóng công ty do vợ mình là Nguyễn Thị Dương làm giám đốc, tự xưng là chủ tịch Hiệp hội tang lễ Thái Bình, dùng nhiều thủ đoạn đe dọa, ép buộc 25 chủ cơ sở dịch vụ tang lễ trên địa bàn tỉnh Thái Bình muốn kinh doanh trong lĩnh vực hỏa táng phải tham gia Hiệp hội tang lễ Thái Bình.

{keywords}
Phiên xét xử sơ thẩm Nguyễn Xuân Đường cùng đồng phạm kết thúc muộn trong ngày đầu tiên, 17/11

Những đơn vị trong hiệp hội phải thực hiện các quy định do Đường đặt ra, trong đó có việc phải đóng cho Nguyễn Xuân Đường số tiền 500.000 đồng/ca hỏa táng. Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt của những người bị hại là hơn 2,4 tỉ đồng.

Liên quan vụ án, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được thì Nguyễn Xuân Đường đã sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân hết. Trong quá trình điều tra, các bị can cũng chưa thực hiện việc bồi thường trách nhiệm dân sự.

Để đảm bảo việc bồi thường trách nhiệm dân sự, Viện KSND tỉnh Thái Bình đã ban hành lệnh kê biên quyền sử dụng đất của vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương đối với 9 thửa đất thuộc tờ bản đồ số 5 (địa chỉ tại thôn Duyên Trường, xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Từ cuối năm 2017, Đường "Nhuệ" đứng ra thành lập Hiệp hội hỏa táng tỉnh Thái Bình và ép các cơ sở dịch vụ tang lễ trên địa bàn phải tham gia làm hội viên để phân chia địa bàn cho các hội viên hoạt động...

Trong các phiên xét xử trước đó, bị cáo Nguyễn Xuân Đường đã bị tòa án hai cấp ở Thái Bình tuyên phạt tổng cộng 7 năm tù giam (hành hung phụ xe khách nhận 3 năm 6 tháng tù; đánh người tại trụ sở công an phường nhận 2 năm 6 tháng tù và xâm phạm chỗ ở công dân tại Công ty TNHH Lâm Quyết nhận 1 năm tù).

Bị cáo Nguyễn Thị Dương - vợ Đường đã bị tuyên phạt tổng cộng 4 năm 6 tháng tù giam (hành hung phụ xe khách nhận 3 năm tù; thao túng hoạt động đấu giá đất nhận 1 năm 6 tháng tù).

Bị cáo Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng") - con nuôi Đường đã bị tuyên phạt tổng cộng 12 năm tù giam (vụ dẫn người đập nát chân nam thanh niên ở huyện Đông Hưng nhận 3 năm tù; vụ xâm phạm Công ty TNHH Lâm Quyết nhận 1 năm tù; vụ chém lái xe khách ở huyện Vũ Thư nhận 8 năm tù).

Vợ chồng Đường ‘nhuệ’ ra tòa vụ cưỡng đoạt gần 2,5 tỷ đồng tiền hỏa táng

Vợ chồng Đường ‘nhuệ’ ra tòa vụ cưỡng đoạt gần 2,5 tỷ đồng tiền hỏa táng

Vợ chồng Đường “nhuệ” và 5 đàn em bị TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử vì đã cưỡng đoạt của chủ các cơ sở dịch vụ mai táng số tiền gần 2,5 tỷ đồng.

Thái Bình