-Tạo lập hồ sơ khống cho 2 công ty sân sau vay hơn 600 tỷ của Ngân hàng Đại Tín để trả nợ, Phạm Công Danh đã khiến toàn bộ dàn lãnh đạo của Đại Tín vào tù.

Đúng như dự kiến, hôm nay TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử đối với Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín - TrustBank), Trần Sơn Nam (nguyên Tổng giám đốc), Lâm Hồng Trinh (nguyên Phó tổng giám đốc) và 5 đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Để phục vụ công tác xét hỏi và tranh luận, tòa đã triệu tập 2 bị án là Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) và Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB). Ngoài ra, nguyên giám đốc 2 công ty khác đã lãnh án liên quan đến vụ án Phạm Công Danh cũng được triệu tập đến tòa.

Dự kiến phiên tòa sẽ xét xử từ ngày 2 đến 4/5, do thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, làm chủ tọa. Theo điều tra, trước khi chuyển giao quyền điều hành TrustBank cho Phạm Công Danh, cuối tháng 12/2012, ông Toàn và dàn lãnh đạo cấp dưới đã thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty Thịnh Quốc vay 370 tỷ đồng và Công ty Đại Hoàng Phương vay 280 tỷ đồng với lãi suất 15% trong thời hạn 12 tháng.

{keywords}
Bị cáo Hoàng Văn Toàn và các thuộc cấp tại tòa

Đây là 2 công ty sân sau của ông Danh thành lập nhưng không hoạt động kinh doanh. Mục đích vay để mua lại lô đất hơn 5.000 m2 tại khu vực Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) thuộc một công ty khác của Phạm Công Danh trị giá gần 940 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm chính là giá trị lô đất này. Tiền giải ngân được chuyển về tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh cho Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ các khoản vay trước đó.

Khi phê duyệt cấp tín dụng cho 2 công ty của Phạm Công Danh vay vốn, các thành viên hội đồng tín dụng đã không thực hiện đúng quy định như: hồ sơ vay vốn không có báo cáo tài chính, không đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng, rủi ro…Trên thực tế, các doanh nghiệp này không hoạt động kinh doanh, hồ sơ vay vốn đều lập khống.

Trên thực tế lô đất tại Sân vận động Chi Lăng chưa giải tỏa xong, chưa được cấp giấy chứng nhận và cũng không có bất cứ hoạt động đầu tư nào. Tuy nhiên, khi cấp tín dụng, ông Toàn và cấp dưới đã căn cứ vào chứng thư thẩm định tài sản hình thành trong tương lai với giá trị được đẩy lên nhiều lần.

Trong quá trình xét xử giai đoạn một đại án Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng cho VNCB, tháng 9/2016, TAND TP.HCM đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” đối với các thành viên Hội đồng tín dụng của TrustBank do Hoàng Văn Toàn đứng đầu.

Quá trình điều tra, bị can Toàn và các thuộc cấp một mực kêu oan và cho rằng đã làm đúng trình tự thủ tục. Nguyên nhân thiệt hại là sau khi tiếp quản ngân hàng, Phạm Công Danh Danh và dàn lãnh đạo cấp dưới đã gia hạn khoản vay thêm một năm và điều chỉnh lãi suất xuống 12%. Quá hạn tất toán nhưng ngân hàng không thu hồi được các khoản vay.

Trả lời câu hỏi của chủ tọa về tội danh mà cáo trạng đã truy tố, cựu Chủ tịch TrustBank Hoàng Văn Toàn thừa nhận cáo trạng truy tố là đúng về mặt tội danh nhưng không đúng về động cơ, mục đích của các bị cáo. “Chúng tôi không có chức năng cho vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân, vì theo quy trình khi các doanh nghiệp và cá nhân muốn vay thì phải đến các chi nhánh của ngân hàng. Chỉ khi có hạn mức vay lớn thì chi nhánh sẽ trình lên Hội đồng tín dụng phê duyệt. Vì vậy, chúng tôi không quyết định cho vay mà chỉ phê duyệt cho 2 công ty của ông Danh vay và quyết định phê duyệt này là đúng theo Quyết định 1627”, bị cáo Toàn trần tình.

Cũng theo bị cáo Toàn, bị cáo và Hội đồng tín dụng hoàn toàn không biết hồ sơ vay vốn 2 công ty của Phạm Công Danh là ngụy tạo, chỉ đến khi làm việc mới biết.

Trong khi bị cáo Toàn khẳng định có họp Hội đồng tín dụng để bàn về việc phê duyệt cho 2 công ty của Phạm Công Danh vay tiền thì các thuộc cấp của bị cáo lại khẳng định không có cuộc họp nào, tất cả chỉ nhận được thông báo về việc cho Danh vay tiền.

Trước lời khai của các bị cáo, chủ tọa đưa ra câu hỏi đối với bị cáo Toàn “Không họp Hội đồng tín dụng mà lại ký giải ngân cho vay tới hơn 600 tỷ đồng, hành vi của các bị cáo giống như nâng khống tài sản đảm bảo để giải ngân cho vay. Vì thực tế không có dự án. Chứng thư thẩm định giá chỉ dựa vào tổ hợp hình thành trong tương lai. Bị cáo có biết chứng thư hoàn toàn không chính xác không?”.

Trước câu hỏi này, Hoàng Văn Toàn rụt rè nói: “Tôi không có chuyên môn thẩm định để đánh giá”.

Khởi tố 'bộ sậu' ngân hàng Đại Tín giúp sức cho Phạm Công Danh

Khởi tố 'bộ sậu' ngân hàng Đại Tín giúp sức cho Phạm Công Danh

6 người nguyên là lãnh đạo ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) bị khởi tố khi Bộ Công an mở rộng điều tra giai đoạn 2 về sai phạm tại ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (tức VNCB).

Khởi tố 14 cán bộ ngân hàng Đại Tín gây thiệt hại gần 5.000 tỷ

Khởi tố 14 cán bộ ngân hàng Đại Tín gây thiệt hại gần 5.000 tỷ

Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng tống đạt các quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 14 nguyên cán bộ ngân hàng Đại Tín.

Bắt, di lý trong đêm các cựu lãnh đạo ngân hàng Đại Tín

Bắt, di lý trong đêm các cựu lãnh đạo ngân hàng Đại Tín

Tối 10/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 7 người nguyên lãnh đạo ngân hàng Đại Tín.

Đại gia Hứa Thị Phấn ‘giật dây’ các ngân hàng như thế nào?

Đại gia Hứa Thị Phấn ‘giật dây’ các ngân hàng như thế nào?

Sau nhiều năm nỗ lực, Sáu Phấn đã gây dựng cho mình một cuộc sống ổn định, có của ăn của để. Nếu không quá tham vọng thì có lẽ giờ này bà ta có thể an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu.   

Truy tố 'ảo thuật gia' Hứa Thị Phấn trong đại án 6.300 tỉ

Truy tố 'ảo thuật gia' Hứa Thị Phấn trong đại án 6.300 tỉ

Đại gia Hứa Thị Phấn chỉ đạo nhân viên làm nhiều trò "ảo thuật" để chiếm đoạt nhiều nghìn tỷ đồng, phục vụ cho mục đích cá nhân.  

Đoàn Nga