Một luật sư đề nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trần Bắc Hà, tuy nhiên xét thấy ông Hà vắng mặt không có ý kiến, nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích cho mình nên HĐXX đã bác đề nghị này.

Sáng ngày 16/1, trước khi tiếp tục phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm. Thẩm vấn các bị cáo, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản thông báo: Gia đình ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV) đã nộp các giấy tờ, tài liệu chứng minh ông Hà đang điều trị bệnh tại Singapore.

Theo đó, gia đình ông Hà đã nộp cho tòa các giấy tờ thể hiện ông Hà bị bệnh ung thư gan, hồ sơ bệnh án của bác sĩ người Singapore, giấy xác nhận của lãnh sự, bản sao hộ chiếu…

Ngoài ra, chủ tọa cũng cho biết, có nhận được đơn của Văn phòng luật sư Trần Hải Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) giới thiệu luật sư Nguyễn Minh Tường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trần Bắc Hà. Tuy nhiên, HĐXX xét thấy ông Hà vắng mặt nhưng không có ý kiến, nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

{keywords}

Bị cáo Phạm Công Danh

"Trừ trường hợp ông Hà có mặt tại phiên tòa và nêu lý do, yêu cầu có luật sư thì HĐXX sẽ xem xét lý do có phù hợp pháp luật hay không. Ở đây, luật sư nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho ông Hà nhưng ông này đang ở Singapore mà không có hợp pháp hóa lãnh sự nên không thể hiện ý chí của người trong đơn”, chủ tọa nói. Do đó, HĐXX không chấp nhận trường hợp này và chuyển trả hồ sơ thủ tục lại cho phía luật sư.

Ông Phạm Lương Toản cho biết, ông Hà xin giữ nguyên các lời khai của ông với cơ quan điều tra trước đây, nên tòa “Sẽ cung cấp lời khai của ông Hà trước tòa xét thấy cần thiết”.

Được biết, trong phiên tòa này ông Trần Bắc Hà được tòa triệu tập với tư cách là nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Nhiều giám đốc không biết Trần Công Danh là ai

Trả lời thẩm vấn của HĐXX, xung quanh hành vi dùng tiền gửi tại Ngân hàng TPBank bảo lãnh cho 11 công ty vay vốn mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, bị cáo Trần Văn Bình, nguyên Tổng giám đốc Công ty Trung Dung khai: "Bị cáo được Phạm Công Danh chỉ đạo làm Tổng giám đốc nên khi nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh đưa gì thì ký đấy, không nhận thức đươc hành vi của mình là phạm tội".

Còn các bị cáo khác như (Hà Văn Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Phát Việt Nam), Ong Khắc Chung - GĐ Công ty CP đầu tư và thương mại Khánh Chi, Đỗ Minh Thủy - GĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thương mại Đức Long…đều khai không biết Phạm Công Danh là ai dù được VNCB bão lãnh khoản vay tại TPBank.

Theo lời khai của bị cáo Phạm Hoài Thanh (nguyên Phó GĐ Công ty Thạch Hà): tháng 5/2013, Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt) nói với Thanh về việc Công ty Thạch Hà sẽ vay vốn tại TPBank để đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh. Sau đó có anh Hải, anh Thanh nhân viên của Khối khách hàng doanh nghiệp ở TPBank gọi điện thoại cho Thanh để lấy hồ sơ pháp lý của Công ty Thạch Hà.

{keywords}
Bị cáo Trầm Bê

Trong đó Hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh của Công ty Thạch Hà đã có chữ ký đóng dấu trước của Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo Thanh khai không gặp gỡ, thảo thuận gì với ai ở Thiên Thanh.

Thanh cho rằng có một số điểm trong cáo trạng không đúng là số tiền 3 tỷ đồng từ nguồn vay 150 tỷ đồng của Công ty Thạch Hà, bị cáo có chuyển 3 tỷ đồng cho Quỹ Lộc Việt, nhưng do thủ tục ủy thác đầu tư không đúng nên Quỹ Lộc Việt đã trả lại và Thanh đã mở sổ tiết kiệm tại TPBank. Sau đó Thanh cầm cố để vay khoản tiền 3 tỷ đồng nhưng không nhớ chi tiết.

Bị cáo Thanh thừa nhận không rõ về nghiệp vụ trái phiếu và mặt pháp lý.

Về khoản tiền 63,8 tỷ đồng, trong đó Công ty Thuận Phát 60 tỷ đồng và Công ty Kỳ Nam 3,8 tỷ đồng là do Nguyễn Việt Hà chỉ đạo bị cáo thực hiện. Mục đích là dùng số tiền này để Quỹ Lộc Việt tính phí ủy thác với VNCB.

Trả lời về khoản vay 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ, đại diện NHNN thừa nhận có cuộc họp giữa VNCB, đại diện NHNN về việc tăng vốn. NHNN xác định có tổ chức cuộc họp nhưng thời gian khác và không có biên bản hợp như lời khai của bị cáo Mai.

“Ông Danh cho biết trong đề án tái cơ cấu không có tăng vốn, kính mong HĐXX xem xét”, vị đại diện NHNN nói.

Tuần đầu xử đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi nóng, Trầm Bê bật khóc

Tuần đầu xử đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi nóng, Trầm Bê bật khóc

Nổi nóng vì không được khai về khoản chi lãi ngoài, Phạm Công Danh nổi nóng còn Trầm Bê thì bật khóc vì không phục tội danh bị truy tố.

Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'

Hồ sơ công ty 'ma' của Phạm Công Danh quá hoàn hảo, BIDV 'mắc bẫy'

Tin tưởng vào việc giới thiệu của VNCB và những bộ hồ sơ quá hoàn hỏa, BIDV đã đồng ý cho vay tiền mà không hề biết 12 công ty này là công ty "ma", sân sau của Trần Công Danh.

Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’

Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’

Giải thích cho việc giúp Phạm Công Danh thành lập một loạt công ty “ma”, em trai bị cáo Danh nói “Tôi tin tưởng anh trai mình và cũng nghĩ vô tư nên giúp đỡ thôi”.

Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền

Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền

Nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn khai, để làm hồ sơ vay 4.700 tỷ của BIDV, bị cáo và nhân viên sử dụng báo cáo tài chính trong hồ sơ vay Sacombank và thiếu đâu thì...“tự chế”.

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'

"Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thúc ép thì chúng tôi sẽ không thực hiện hành vi sai trái này...", bị cáo Danh nói.

Đoàn Nga