Ngày 15/12, TAND quận 10 (TP.HCM) mở phiên xét xử vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng dịch vụ” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hưng (ngụ huyện Nhà Bè) và bị đơn là Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam (Grab) ra xét xử.

Theo đơn khởi kiện, đầu tháng 1/2018, ông Hưng được HTX Dịch vụ Thương mại Vận tải Hòa Bình giới thiệu đăng ký tài khoản làm tài xế Grab Car.

Tuy nhiên, đến ngày 14/11/2018, Grab đơn phương ngừng hoạt động vĩnh viễn đối với tài khoản, vì cho rằng ông Hưng có tỷ lệ hủy cuốc xe 25,17%, vượt mốc 25% theo quy định, là thỏa thuận giữa các bên.

{keywords}
 

Theo ông Hưng, việc Grab ngưng hoạt động vĩnh viễn đối với tài khoản của ông là không đúng với các thông tin được thể hiện qua ứng dụng Grab đã cung cấp.

Cũng theo ông Hưng, ứng dụng ghi nhận tỷ lệ hủy chuyến của ông Hưng từ ngày 5/11/2018 đến chuyến xe cuối cùng mới 24,6%.

Vì các lẽ trên, ông Hưng khởi kiện, yêu cầu Grab phải kết nối lại tài khoản trên ứng dụng gọi xe để ông tiếp tục làm việc bình thuờng, buộc Grab bồi thường thiệt hại hơn 92 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Hưng còn đề nghị Công ty Grab cung cấp hóa đơn chứng từ đã thu của ông và đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT 3,6% trên tổng doanh thu của ông từ tháng 1/2018 đến nay.

Liên quan tới vụ án ngày 1/8/2019, Cục thuế TP.HCM xác nhận Grab đã kê khai và khấu trừ thuế của ông Nguyễn Văn Hưng trong năm 2018. Tổng số thuế Grab đã nộp hộ cho ông Hưng là 7 triệu đồng.

Tại phiên tòa, đại diện cho phía Grab cho rằng, Grab không có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho ông Hưng. Bởi, ông Hưng đã vi phạm bộ Quy tắc ứng xử, số tiền đòi bồi thường không đúng với thu nhập thực tế.

Luật sư bảo vệ cho ông Hưng đưa ra câu hỏi đối với đại diện Grab về cách tính tỉ lệ hủy cuốc của công ty này. Bởi theo luật sư, tỉ lệ tính cơ học có chênh lệch với cách tính do hệ thống của Grab thực hiện.

Ngoài ra, vị luật sư cũng đưa ra hoài nghi về tính chính xác của hệ thống ứng dụng Grab.

Trước những quan điểm của mỗi bên, HĐXX nhận định, các bảng số liệu phía Grab đưa ra cần được lập vi bằng. Trong khi đó, ông Hưng cần đưa những hình ảnh được chụp từ màn hình chiếc điện thoại Vivo V9 có cài ứng dụng Grab đi giám định.

Trước nhiều vấn đề phát sinh, sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa và yêu cầu hai bên bổ sung tài liệu, chứng cứ rõ nguồn gốc và có sự xác nhận của cơ quan chức năng.

Khép lại tranh cãi giữa Grab và Vinasun sau nhiều năm

Khép lại tranh cãi giữa Grab và Vinasun sau nhiều năm

Cho rằng, Grab là một phần nguyên nhân dẫn tới việc Vinasun bị sụt giảm doanh số, nhưng việc sụt giảm đó cũng do nhiều yếu tố nên HĐXX đã bác kháng cáo của cả nguyên đơn và bị đơn.  

Thanh Phương