- Nguyên Giám đốc VNCB CN Sài Gòn Mai Hữu Khương chỉ ra, tại thời điểm Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng từ bà Hứa Thị Phấn, khoản nợ lớn nhất Danh nhận là 22.000 tỷ. “22.000 tỷ bà Phấn đã sử dụng hết, ngân hàng không còn 1 đồng”.

Sáng ngày 23/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục với phần tranh tụng của các luật sư bảo vệ cho bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB).

Luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng, bị cáo Mai không phải là người nắm vai trò chủ chốt trong hành vi, bị cáo chỉ là người làm công ăn lương. Trước khi làm cho Ngân hàng Đại Tín, Phan Thành Mai là người giữ chức vụ cao trong Hiệp hội bất động sản. Nhắc lại vị trí của Mai trước khi đến Ngân hàng Đại Tín là để nói lên rằng bản thân bị cáo Phan Thành Mai tâm huyết xây dựng mô hình 4 nhà, phát triển kinh tế, tránh sự sụp đổ của thị trường bất động sản.

Theo luật sư, bị cáo là người có thân nhân rất tốt, có học vấn cao, gia đình theo truyền thống giáo dục. Luật sư Thành An kính đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo Phan Thành Mai vì những gì bị cáo Mai từng làm trong quá trình công tác.

{keywords}
Bị cáo Phạm Công Danh

Còn luật sư Nguyễn Thị Thanh Vân cho rằng, bị cáo Mai bị sức ép lớn từ khi đảm nhận vai trò tại Ngân hàng Đại Tín. Đứng trước nguy cơ sống còn của ngân hàng, bị cáo Mai đã phải lựa chọn để giúp cứu Ngân hàng Đại Tín.

Luật sư Vân cho rằng, các bị cáo trả được chút nợ nào cho ngân hàng VNCB thì ngân hàng CB bây giờ bớt đi khoản nợ đó. Trong số tiền các bị cáo chi ra để trả và vận hành ngân hàng, cũng đồng nghĩa với việc góp phần tạo ra ngân hàng CB bây giờ.

Bổ sung quan điểm bào chữa của các luật sư, bị cáo Phan Thành Mai xin làm rõ thêm một số điểm. Theo bị cáo, trong giai đoạn 1 hay giai đoạn 2 của vụ án thì bản thân bị cáo và các bị cáo khác đều thấy có nhiều điểm không phù hợp trong số liệu.

Thứ nhất, số liệu về tài chính của CBBank, theo bị cáo biết thì đây đều là số liệu do CBBank đưa ra. Bản thân bị cáo không hiểu số liệu về khoản âm vốn điều lệ của CBBank vì theo Phan Thành Mai, con số cuối cùng bị cáo biết thì có sự khác biệt lớn và nhiều khoản treo từ thời của bị cáo, nhưng nay không thấy trong số liệu.

Ngoài ra, có số tiền gửi trên thị trường 2, bị cáo cũng thấy số liệu khác với số liệu bị cáo được biết trước đó. “Bị cáo cũng rất khó hiểu vì sao vốn điều lệ lại âm nhanh như vậy. Các khoản lỗ tiếp sau thì không phải do bị cáo”, Phan Thành Mai tỏ thái độ băn khoăn.

Về khoản tiền 4.500 tỷ, Phan Thành Mai cho rằng số tiền đó đã quay về CBBank “Nếu không trả về cho cổ đông thì cần phải làm rõ vì nó đã ở trong CBBank chứ không ở đâu khác”, bị cáo Mai nói.

{keywords}
Bị cáo Phan Thành Mai

Về khoản vay tại TPBank, bị cáo Mai cho rằng lúc đó VNCB có ý định đầu tư trái phiếu và việc đầu tư trái phiếu sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng nên mới làm.

Một lần nữa, Phan Thành Mai xin HĐXX xem xét cho các bị cáo nguyên là cán bộ của TPBank, Sacombank và BIDV vì theo Mai “Họ vô tình mà phạm tội, họ không biết câu chuyện thực ở VNCB”.

Bảo vệ cho bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn), luật sư Phan Đức Linh cho rằng mức án mà VKS đề nghị là quá nghiêm khắc, mong HĐXX xem xét các tình để giảm nhẹ cho bị cáo. Theo luật sư, bị cáo Khương thực hiện các hành vi theo chỉ đạo của lãnh đạo, bị cáo chỉ làm công ăn lương chứ không được hưởng lợi gì.

"Vì vậy, vai trò của bị cáo Mai Hữu Khương là phụ thuộc, không có vai trò xuyên suốt”, luật sư Linh khẳng định.

Luật sư Linh cũng đề nghị HĐXX xem xét cấn trừ thiệt hại từ tiền tăng vốn điều lệ như bị cáo Danh hay bị cáo Mai đã trình bày.

Bổ sung bào chữa của luật sư, bị cáo Khương chỉ ra tại thời điểm Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng từ bá Hứa Thị Phấn, khoản nợ lớn nhất Danh nhận là 22.000 tỷ. “22.000 tỷ bà Phấn đã sử dụng hết, ngân hàng không còn 1 đồng”, Khương khẳng định.

Cũng theo Khương, khi kế thừa khoản nợ này, ông Danh tìm mọi cách để vực dậy ngân hàng. Đại Tín là 1 trong 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu. NHNN áp dụng chính sách giành lãi suất bằng lãi suất ngân hàng nên Đại Tín không thể tranh chấp với các ngân hàng khác.

Theo Mai Hữu Khương, bị cáo Danh phải chi chăm sóc khách hàng để bù lại. “Bà Phấn chi chăm sóc khách hàng từ năm 2011, ông Danh kế thừa Đại Tín nên phải chăm sóc từ 2012. Đại Tín lại bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, không có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác”, bị cáo Khương trình bày .

Ngoài ra, lãi tiết kiệm phải trả trong 1 năm là 2.000 tỷ nên chỉ cần tính toán đơn giản thì dù ông Danh và Mai có giỏi thế nào, khi tiếp nhận Đại Tín, mỗi năm vẫn bị lỗ hơn 2.300 tỷ.

Mắc bệnh ‘nhà giàu’, đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công Danh

Mắc bệnh ‘nhà giàu’, đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công Danh

Cùng nổi tiếng trong ngành tài chính ngân hàng, bất ngờ cùng “dính chàm” trong đại án Phạm Công Danh và đặc biệt cả 3 đại gia Trần Bắc Hà, Hứa Thị Phấn, Trầm Bê hiện đều mắc bệnh trọng.

Đại án Phạm Công Danh: Nhiều vấn đề còn nằm trong vòng ‘bí mật’

Đại án Phạm Công Danh: Nhiều vấn đề còn nằm trong vòng ‘bí mật’

Phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm đã gần đi vào hồi kết, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ khiến dư luận và chính các bị cáo chưa thỏa mãn.

4.500 tỷ tiền vay của Phạm Công Danh không thể thu hồi?

4.500 tỷ tiền vay của Phạm Công Danh không thể thu hồi?

Mua lại VNCB với giá 0 đồng, NHNN đã đổi tên thành CBBank. Tuy nhiên trước đó toàn bộ số tiền 4.500 tỷ của Phạm Công Danh vay đã được VNCB hòa chung vào dòng tiền sử dụng cho mục đích của ngân hàng này.

4.500 tỷ do Phạm Công Danh vay chưa biết ‘trôi nổi’ ở đâu?

4.500 tỷ do Phạm Công Danh vay chưa biết ‘trôi nổi’ ở đâu?

Trước sự truy vấn của các luật sư về khoản tiền 4.500 tỷ đồng của VNCB hiện đang “trôi nổi” ở đâu, đại diện CBBank lúng túng “khất” trả lời sau. 

Tuần đầu xử đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi nóng, Trầm Bê bật khóc

Tuần đầu xử đại án VNCB: Phạm Công Danh nổi nóng, Trầm Bê bật khóc

Nổi nóng vì không được khai về khoản chi lãi ngoài, Phạm Công Danh nổi nóng còn Trầm Bê thì bật khóc vì không phục tội danh bị truy tố.

Đoàn Nga