- Sau 2 tuần làm việc liên tiếp, kể cả thứ 7, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã khiến các bị cáo trong vụ đánh bạc công nghệ cao cúi đầu nhận tội. Lời xin lỗi bật ra từ miệng những cựu tướng từng khiến tội phạm kinh hãi, giọt nước mắt rơi trên má "hiệp sĩ" CNTT.

Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Lời ngậm ngùi của Nguyễn Văn Dương

Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Luật sư khen hội đồng xét xử

Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Văn Vĩnh luôn lấy làm tiếc về “thân chủ đặc biệt” của mình khi đưa ra lời bào chữa cho ông Vĩnh trước tòa. 

Vị luật sư này nói: 45 năm công tác, ông Phan Văn Vĩnh đã “thức” trọn 44 năm chỉ với một quyết tâm là tấn công tội phạm, bảo vệ bình yên cho cuộc sống người dân.

Nhưng đúng phút cuối, năm thứ 45, thì ông lại “chợp mắt” và cựu tướng công an đã phải trả giá cho "giây phút lơ là" của mình.

{keywords}
Bị cáo Phan Văn Vĩnh: Suốt cuộc đời này tôi sẽ luôn nói lời xin lỗi. Ảnh: Đình Thành

Trước tòa, bị cáo Phan Văn Vĩnh nhận hết mọi tội lỗi, trách nhiệm về mình và đau xót khi nhận ra, vì tin tưởng tuyệt đối thuộc cấp nên đã để xảy ra sự việc cực kỳ nghiêm trọng như thế này.

“Suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ luôn nói lời xin lỗi" - ông Phan Văn Vĩnh nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.

"Bộ não bé nhưng ước mơ lớn”

Đó là điều mà bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng C50 đau xót tự thừa nhận trước HĐXX.

Được giao nhiệm vụ đứng đầu một đơn vị tấn công tội phạm ở lĩnh vực công nghệ cao nhưng bản thân bị cáo Nguyễn Thanh Hóa lại không có chuyên môn. Ngay việc sử dụng máy tính, cựu Cục trưởng C50 cũng thừa nhận mình không biết. 

{keywords}
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa và Phan Văn Vĩnh trong phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Đình Thành

Những mâu thuẫn bên trong chính con người Nguyễn Thanh Hóa đã khiến ông này có những lời khai bất nhất tại tòa khi một mực phủ nhận vai trò cá nhân trong việc thành lập công ty bình phong và sự tồn tại của đơn vị cung cấp các phần mềm game đánh bạc. Tuy nhiên, cũng chính Nguyễn Thanh Hóa sau đó lại thừa nhận mọi tội lỗi, rối rít xin lỗi Nguyễn Văn Dương.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa thổ lộ: “Tạo hoá cho bị cáo một bộ não quá bé nhưng ước mơ lớn, dẫn đến vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng thanh danh, uy tín ngành. Cuộc đời tôi đến nay đã mất tất cả…”.

Nguyễn Văn Dương và ước mơ cống hiến

Trong suốt phiên tòa, Nguyễn Văn Dương là bị cáo thể hiện sự bình tĩnh, các lời khai rành mạch, chính xác và luôn đồng nhất.

Thế nhưng, chính Dương phải thú nhận, dù có am hiểu chuyên môn như thế nào đi nữa, thì phần thiếu hiểu biết của bị cáo lại chính là sự coi thường pháp luật…  

{keywords}
Nguyễn Văn Dương đối chất cùng Nguyễn Thanh Hóa trước bục xét hỏi. Ảnh: Đình Thành

Chính vì thế, việc phải trả giá cho những sai lầm của chính mình đã đưa Nguyễn Văn Dương đối mặt với bài học lớn nhất cuộc đời mình. Bị cáo Dương thừa nhận, mình đã tự đánh mất đi cơ hội của bản thân, và thiết tha mong được sớm quay trở lại để được “cống hiến”.

Người điều hành cỗ máy đánh bạc có doanh thu cả chục ngàn tỷ này đã xin nhận hết mọi tội lỗi thay cho các nhân viên của mình, xin pháp luật khoan hồng, không phạt tù những nhân viên của mình; xin lỗi những “con bạc” vì anh ta mà vướng vòng lao lý, gia đình ly tán, đổ vỡ...

Nước mắt "hiệp sĩ"

Phan Sào Nam là một tài năng đi lầm đường, lạc lối. Quá khứ của một tài năng công nghệ thông tin trái ngược hoàn toàn với một Phan Sào Nam đang đối diện với bản án 6-7 năm tù trước mặt. 

{keywords}
Phan Sào Nam và mẹ trước tòa. Ảnh: Đình Thành

Khi nói về quá trình xây dựng hệ thống vận hành các game bài, Phan Sào Nam nói đó là một thành quả mà bị cáo rất tự hào, bởi nó được xây dựng hoàn toàn bởi các kỹ sư CNTT Việt Nam, thành quả có thể so sánh với các nhà mạng lớn ở Việt Nam…

Thế nhưng, nhắc tới vợ và 3 con nhỏ, “hiệp sĩ" công nghệ thông tin bật khóc tại tòa khi vợ con phải sống cảnh đi thuê trọ. Bị cáo cũng xin HĐXX trả lại ba chiếc điện thoại không liên quan tới vụ án, với lý do những chiếc điện thoại này có nhiều hình ảnh lưu giữ những bức hình của gia đình. Với Phan Sào Nam, đó là tài sản tinh thần giúp bị cáo trụ vững trong thời gian thụ án.

Chủ tọa sắc sảo, luật sư yêu thơ

Ngoài những số liệu khổng lồ trong vụ án, người ta sẽ nhớ thêm về phiên tòa này bởi những tình tiết, diễn biến tại phiên tòa.

{keywords}
Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương. Ảnh: Đình Thành

Thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương được các luật sư tham gia tố tụng đánh giá cao với vai trò người điều hành phiên tòa. Ngoài những chuẩn mực của một phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, sự sắc sảo của Chủ tọa đã khiến các bị cáo phải thành khẩn cúi đầu nhận tội.

Các luật sư bào chữa đã phải thừa nhận, được tranh tụng thoải mái mà vẫn đảm bảo sự nghiêm túc, nghiêm trang của một phiên tòa công minh, đúng người đúng tội.

Bên cạnh những giây phút căng thẳng, truy xét tại tọa…, có đến 3 lần luật sư bào chữa xin được đọc thơ, lẩy Kiều trước HĐXX. Đó là những khoảnh khắc hiếm thấy ở một phiên tòa đặc biệt trong lịch sử tố tụng.

Trước tòa, Nguyễn Thanh Hóa nói rất kính trọng anh Phan Văn Vĩnh

Trước tòa, Nguyễn Thanh Hóa nói rất kính trọng anh Phan Văn Vĩnh

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao nói trước HĐXX mình "rất kính trọng anh Phan Văn Vĩnh".

Luật sư định đọc thơ tặng Phan Văn Vĩnh, chủ tọa ngăn lại

Luật sư định đọc thơ tặng Phan Văn Vĩnh, chủ tọa ngăn lại

Luật sư đã về quê tìm hiểu về bị cáo Phan Văn Vĩnh và định đọc 4 câu thơ người dân viết.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh nghẹn ngào nhận trách nhiệm, ân hận và day dứt

Bị cáo Phan Văn Vĩnh nghẹn ngào nhận trách nhiệm, ân hận và day dứt

Trả lời thẩm vấn, bị cáo Phan Văn Vĩnh nói rất thấm thía, ân hận và day dứt khi để vụ việc này xảy ra.

Kiên Trung - Tuyết Nhung