Chiều nay (13/4), phiên tòa xét xử vụ án thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên tiếp tục với phần xét hỏi.

Trong vụ án này, ông Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch Tổng Công ty thép Việt Nam- VNS) bị xác định đã chỉ đạo đàm phán với Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) để giải quyết các phát sinh của hợp đồng EPC số 01#; trực tiếp ký các văn bản đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho điều chỉnh chi phí (dự toán) phần C của hợp đồng EPC số 01#.

Ông Tinh còn ký văn bản đề nghị Chính phủ đồng ý chủ trương chấp thuận VINAINCON không đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C, cho phép chủ đầu tư được thực hiện phần C theo đơn giá điều chỉnh;

Ký văn bản chấp thuận và giao cho người đại diện vốn của VNS tại TISCO phê duyệt (hoặc biểu quyết phê duyệt) việc điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án, trong đó có dự phòng cho phần C của hợp đồng EPC số 01# tăng thêm 15,57 triệu USD không có cơ sở pháp lý.

{keywords}
Bị cáo Mai Văn Tinh

Hành vi sai phạm của bị cáo dẫn đến TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư vào dự án; không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, là nguyên nhân dẫn đến dự án chậm tiến độ, làm phát sinh tăng lãi vay, tăng chi phí đầu tư, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Ngày 6/12/2019, CQĐT đã kê biên căn hộ chung cư diện tích 144m2 ở số 88 Láng Hạ, Hà Nội của ông Tinh.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Tinh trình bày: Khi bị cáo nhận chức, dự án đang rất bế tắc, nên chỉ có tâm nguyện làm sao để dự án phát triển. Bị cáo nhận thức đây không chỉ là dự án trọng điểm của Nhà nước mà còn liên quan đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Về việc lập đoàn đàm phán với phía nhà thầu Trung Quốc để điều chỉnh vấn đề phát sinh xung quanh giá vật liệu, ông Tinh khai chỉ làm theo văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng.

Về trách nhiệm trong việc đồng ý để VINAINCON làm nhà thầu phụ, ông Tinh cho rằng đã làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, của cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương.

Trả lời thẩm vấn của luật sư về căn hộ bị kê biên, cựu Chủ tịch VNS cho biết, đó là tài sản phấn đấu cả đời của bị cáo, đã tặng lại cho con gái. Việc cho tặng này diễn ra trước thời điểm khởi tố vụ án nên không có chuyện “tẩu tán tài sản”.

TISCO không làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trả lời thẩm vấn của luật sư, đại diện TISCO đồng ý nội dung cáo trạng về số tiền giải ngân.

Theo đó, TISCO đã chi cho dự án 4.423 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của chủ đầu tư 1.335 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng VDB Chi nhánh Bắc Kạn-Thái Nguyên 1.404 tỷ đồng và Ngân hàng Vietinbank Hà Nội 1.684 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi của luật sư: Tổng số tiền có trong tay để tiến hành dự án là hơn 4.000 tỷ, mới tiêu hết hơn 2.000 tỷ, vậy hơn 2.000 tỷ còn lại đâu?, đại diện TISCO cho hay: Toàn bộ dự án chia 3 giai đoạn, TISCO đã thanh toán trên 90% các hạng mục.

Vẫn theo người đại diện TISCO, trong vụ án này, đơn vị không có đơn khởi kiện. Đại diện TISCO xác nhận, đã phải trả khoản lãi hơn 830 tỷ đồng cho hai ngân hàng.

TISCO không làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mà phụ thuộc vào các cơ quan tố tụng.

Số phận hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng

Số phận hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng

Hôm nay (13/4), phiên tòa xét xử vụ án thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên tiếp tục với phần xét hỏi.

T.Nhung