Chiều nay (12/4), phiên tòa xét xử vụ án thất thoát 830 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp tục với phần thẩm vấn.

Theo cáo trạng, ông Trần Trọng Mừng với nhiệm vụ, quyền hạn là TGĐ Công ty Gang thép Thái Nguyên- TISCO (chủ đầu tư) chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả dự án.

Khi Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng thì phải thực hiện việc xem xét dừng, chấm dứt hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng, áp dụng điều khoản phạt hợp đồng, báo cáo người có thẩm quyền xem xét để hủy đấu thầu, tổ chức đấu thầu lại theo quy định, nhằm đảm bảo hiệu quả và tiến độ của dự án.

{keywords}
Các bị cáo tại tòa

Nhưng bị cáo đã không thực hiện mà chỉ đạo đàm phán với MCC để tách phần C ra khỏi Hợp đồng EPC số 01#, TISCO tổ chức thực hiện và chịu rủi ro.

Ông Mừng còn ký các văn bản báo cáo Tổng công ty thép Việt Nam (VNS) và Bộ Công Thương đề nghị báo cáo Chính phủ cho phép điều chỉnh giá đối với phần C của Hợp đồng; giới thiệu và chấp thuận VINAINCON không đủ năng lực làm nhà thầu phụ thực hiện phần C theo đơn giá;

Chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý chi phí phần C của Hợp đồng EPC số 01# không có cơ sở pháp lý, không đúng quy định của Hợp đồng EPC số 01#.

Hành vi sai phạm của ông Mừng được coi là nguyên nhân dẫn đến việc TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư; không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, làm dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Cựu TGĐ TISCO bị xác định đóng vai trò chính, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hành vi phạm tội.

Không đồng tình với cáo buộc

Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Mừng không đồng tình với nội dung truy tố của bản cáo trạng.

“Cáo trạng nói tôi là chủ mưu, cầm đầu, tổ chức thực hiện điều chỉnh hợp đồng EPC là không đúng... Bị cáo phủ nhận trách nhiệm trong việc tách hợp đồng vì thời điểm đó, bị cáo đã nghỉ hưu”, ông Mừng khai.

Theo lời khai của cựu TGĐ TISCO, về nguyên tắc chung, hợp đồng EPC là hợp đồng trọn gói, chìa khóa trao tay. Khi ký hợp đồng, MCC có bảo lãnh hợp đồng. Đến khi MCC xảy ra sai phạm, TISCO đã có biện pháp nhắc nhở.

{keywords}
Bị cáo Trần Trọng Mừng

Việc điều chỉnh tách phần C hợp đồng được thực hiện căn cứ vào hướng dẫn thông tư 09 của Bộ Xây dựng. Việc điều chỉnh hợp đồng tăng thêm 15,6 triệu USD dựa vào số liệu do VINAINCON tính toán. Các bị cáo có báo cáo HĐQT và được VNS thẩm định, báo cáo Chính phủ đó là số liệu đáng tin cậy.

Ông Mừng khai, VINAINCON có tờ trình xin làm nhà thầu phụ và khi đó, đơn vị này được nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang giới thiệu.

“Cái sai là tôi chưa hiểu cơ sở tính toán. Chúng tôi nghĩ cấp quản lý trực tiếp đã giới thiệu và VINAINCON đã xây lắp cải tạo dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 1 và thực hiện rất tốt…”, lời khai của ông Mừng.

Cũng theo bị cáo Mừng, TISCO đã lên phương án kiện doanh nghiệp Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế nên đã thuê một hãng luật của Singapore. Hãng luật này thay chủ đầu tư nói rõ với MCC là hợp đồng không được cải thiện sẽ phải chấm dứt, đồng thời đốc thúc MCC phải triển khai, cải thiện tiến độ.

Trước tòa, bị cáo Ngô Sỹ Hán (cựu Phó TGĐ TISCO) đồng ý với nội dung cáo trạng. Trong khi đó ông Đồng Quang Dương (cựu Phó TGĐ TISCO, kiêm thư ký dự án) cho rằng mình không có tội, quy kết của cáo trạng đối với bị cáo là quá nặng.

Xử vụ thất thoát 830 tỷ: Luật sư đề nghị triệu tập một cựu Bộ trưởng

Xử vụ thất thoát 830 tỷ: Luật sư đề nghị triệu tập một cựu Bộ trưởng

Sáng nay (12/4), TAND TP Hà Nội đưa vụ án thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại Ban quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) ra xét xử.

T.Nhung