- Đại diện Viện kiểm sát cho rằng, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động kinh tế, làm mất một phần niềm tin của nhân dân vào tổ chức tín dụng nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung.

Sáng ngày 9/2, phiên xét xử Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn tiếp tục với phần luận tội của đại diện VKS đối với các bị cáo.

Theo đại diện VKS, do cần tiền trả nợ lãi vay trước đó, từ tháng 5/2011 đến 9/2011, Huyền Như lấy danh nghĩa kiểm soát viên, quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, chi nhánh TP.HCM, Vietinbank để huy động tiền gửi.

Huyền Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống, trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho mình.

Từ tháng 5/2011 đến 9/2011, Như đã chiếm đoạt được hơn 1.085 tỷ đồng của 5 công ty; trong đó chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của công ty Hưng Yên, hơn 170 tỷ đồng của công ty An Lộc, 380 tỷ đồng của công ty Phương Đông, hơn 124 tỷ đồng của công ty Bảo hiểm Toàn cầu, hơn 209 tỷ đồng của công ty SBBS.

{keywords}Các bị cáo tại tòa
 

Dù không trực tiếp thực hiện hành vi lừa đảo các công ty trên nhưng Võ Anh Tuấn vẫn cùng với Huyền Như ra gặp gỡ công ty Hưng Yên và để bị cáo Như sử dụng tên giả, nhận là nhân viên của mình để dẫn dụ công ty này gửi tiền vào Vietinbank CN Nhà Bè với lãi xuất hấp dẫn.

Theo VKS, lời khai của Huyền Như tại tòa phù hợp với các chứng cứ cơ quan tố tụng thu thập được.

Đối với Võ Anh Tuấn, tại tòa bị cáo phủ nhận ra Hà Nội để huy động tiền gửi của 3 công ty trong đó có công ty Hưng Yên, nhưng căn cứ lời khai của Huyền Như và các nhân chứng, chứng cứ vụ án, VKS không đồng ý với lời khai của bị cáo Võ Anh Tuấn tại tòa. Bởi, căn cứ vào lời khai của bị cáo tại CQĐT và các tài liệu chứng cứ, có đủ cơ sở kết luận, bị cáo Tuấn đã giúp sức để bị cáo Như thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Từ đánh giá trên, theo VKS, hành vi của Huyền Như và Anh Tuấn nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đó xâm phạm tài sản của nhiều đơn vị được pháp luật bảo vệ. Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Hành vi của bị cáo xâm phạm hoạt động kinh tế, làm mất một phần niềm tin của nhân dân vào tổ chức tín dụng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị kinh tế trong đó có đơn vị nước ngoài.

VKS cho rằng, cần có mức hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo nhằm giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Việc Huyền Như đã có lời nói, đưa ra thông tin giả về việc Vietinbank huy động vốn với lãi suất cao, để làm cho các đơn vị tin nhằm gửi tiền vào ngân hàng. Sau đó bị cáo dùng quyền kiểm soát viên ngân hàng để chuyển tiền vào các đơn vị mình thanh toán. Hành vi của hai bị cáo phạm tội vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 1.085 tỷ đồng. Cơ quan công tố cũng khẳng định không có cơ sở quy kết tội tham ô tài sản.

Vì vậy, VKS cho rằng, cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo nhằm giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

Phân loại hành vi, theo công tố, hành vi của Huyền Như đặc biệt nghiêm trọng, với thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tiền của các đơn vị. Số tiền chiếm đoạt là đặc biệt lớn nên cần biện pháp nghiêm khắc. Đối với Anh Tuấn cùng cần hình phạt tương xứng với hành vi của bị cáo.

Về nhân thân của các bị cáo không có tiền án, thái độ khai báo được Viện đề nghị xem xét khi lượng hình. VKS cho rằng, cáo trạng truy tố các bị cáo là hoàn toàn có căn cứ đúng người đúng tội, đúng pháp luật. 

Về trách nhiệm hình sự, VKS đề nghị tuyên phạt Huyền Như tù chung thân, tổng hợp các hình phạt là chung thân. Võ Anh Tuấn bị đề nghị từ 12-14 năm tù. Tổng hợp mức hình phạt trước đó là 30 năm tù giam.

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX tuyên Huyền Như phải có trách nhiệm bồi hoàn cho 5 công ty số tiền 1.085 tỷ đồng đã chiếm đoạt của các doanh nghiệp.

Ngày mai ‘siêu lừa’ Huyền Như tiếp tục hầu tòa

Ngày mai ‘siêu lừa’ Huyền Như tiếp tục hầu tòa

Dù đã bước vào những ngày của cùng của năm, nhưng TAND TP.HCM vẫn quyết định đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn ra xét xử.    

‘Siêu lừa’ Huyền Như hầu tòa đến 27 Tết

‘Siêu lừa’ Huyền Như hầu tòa đến 27 Tết

Dự kiến ngay khi kết thúc phiên xét xử đại án Phạm Công Danh, TAND TP.HCM sẽ đưa "siêu lừa" Huyền Như ra xét xử và phiên tòa sẽ diễn ra đến ngày 27 Tết.

Phiên xử 'siêu lừa' Huyền Như diễn ra trước Tết Nguyên đán

Phiên xử 'siêu lừa' Huyền Như diễn ra trước Tết Nguyên đán

Cho rằng các vấn đề tố tụng và tội danh có nhiều vấn đề cần làm rõ, Tòa trả lại hồ sơ vụ “siêu lừa” cho VKS. Tuy nhiên, sau khi xem xét VKS đã giữ nguyên quan điểm và hoàn lại hồ sơ cho Tòa.

Bất ngờ hoãn phiên xét xử 'siêu lừa' Huyền Như

Bất ngờ hoãn phiên xét xử 'siêu lừa' Huyền Như

Dù đã lên lịch xét xử đối với “siêu lừa” Huyền Như và Võ Anh Tuấn từ đầu tháng, tuy nhiên trước phiên xét xử diễn ra, TAND TP. HCM đã bất ngờ hoãn phiên tòa.

'Siêu lừa' Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục hầu tòa

'Siêu lừa' Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục hầu tòa

Theo dự kiến, ngày 2/1 tới đây, một lần nữa Huỳnh Thị Huyền Như sẽ phải ra hầu tòa về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đoàn Nga